Xã hội

Covid-19 ngày 24/3: Cả nước thêm 120.000 F0, Hà Nội giảm còn 12.485 ca

24/03/2022, 18:00

Tin tức Covid-19 ngày 24/3: Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, Hà Nội giảm còn 12.485 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 23/3 đến 16h ngày 24/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 84.819 ca trong cộng đồng).

img

Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới, Hà Nội giảm còn 12.485 ca.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.485), Đắk Lắk (4.463), Bắc Ninh (4.292), Phú Thọ (4.277), Nghệ An (4.184), Yên Bái (3.995), Bắc Giang (3.991), Lào Cai (3.974), Lạng Sơn (3.738), Hải Dương (3.459), Thái Bình (3.235), Quảng Bình (3.046), Sơn La (2.953), Vĩnh Phúc (2.887), Bình Dương (2.857), Hà Giang (2.838), Thái Nguyên (2.794), Quảng Ninh (2.669), Cà Mau (2.440), Hưng Yên (2.424), Bình Định (2.422), Hòa Bình (2.398), Tuyên Quang (2.293), Bến Tre (2.132), Điện Biên (2.050), Quảng Trị (1.945), Lâm Đồng (1.927), Vĩnh Long (1.829), Lai Châu (1.800), Cao Bằng (1.789), Hà Nam (1.659), Bắc Kạn (1.619), Kon Tum (1.494), Tây Ninh (1.485), Ninh Bình (1.296), Bình Phước (1.258), TP. Hồ Chí Minh (1.241), Nam Định (1.120), Phú Yên (1.059), Trà Vinh (1.047), Hà Tĩnh (998), Đắk Nông (873), Thanh Hóa (848), Bà Rịa - Vũng Tàu (838), Quảng Ngãi (792), Khánh Hòa (730), Đà Nẵng (678), Thừa Thiên Huế (677), Hải Phòng (635), Bình Thuận (528), Quảng Nam (350), Bạc Liêu (218), Đồng Nai (179), Kiên Giang (179), An Giang (161), Long An (142), Cần Thơ (86), Sóc Trăng (61), Đồng Tháp (51), Hậu Giang (50), Ninh Thuận (28), Tiền Giang (26).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-1.030), Bến Tre (-738), Vĩnh Phúc (-690).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+1.400), Đắk Lắk (+984), Ninh Bình (+264). - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 137.890 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.599.751 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 87.002 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.592.064 ca, trong đó có 4.823.207 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.229.590), TP. Hồ Chí Minh (588.151), Bình Dương (367.835), Nghệ An (364.680), Hải Dương (329.557).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 164.754 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 4.826.024 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.650 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.936 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 355 ca; Thở máy không xâm lấn: 69 ca; Thở máy xâm lấn: 286 ca; ECMO: 4 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 23/3 đến 17h30 ngày 24/3 ghi nhận 70 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (2) ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Bình Phước (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (10 ca trong 2 ngày), Cà Mau (6 ca trong 2 ngày), Hà Nội (5), Kiên Giang (5), Gia Lai (4 ca trong 2 ngày), Phú Yên (4 ca trong 2 ngày), Bến Tre (3), Quảng Bình (3), Quảng Ninh (3), Vĩnh Long (3), Cao Bằng (2), Hậu Giang (2), Khánh Hòa (2 ca trong 2 ngày), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Hà Tĩnh (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Phú Thọ (1), Quảng Ngãi (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), Trà Vinh (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 66 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.145 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 37.597.338 mẫu tương đương 83.048.614 lượt người, tăng 131.548 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 23/3 có 1.077.314 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 204.221.688 liều, trong đó: + Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.114.200 liều: Mũi 1 là 71.192.173 liều; Mũi 2 là 67.949.355 liều; Mũi 3 là 1.498.963 liều; Mũi bổ sung là 14.778.415 liều; Mũi nhắc lại là 31.695.294 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.107.488 liều: Mũi 1 là 8.771.793 liều; Mũi 2 là 8.335.695 liều.

TP.HCM ra công văn khẩn đối với F1

Trong khi chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế, UBND TP HCM đã ban hành quy định mới đối với người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19 để hạn chế việc gián đoạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi học...

img

Quy định mới của UBND TP.HCM nhằm hạn chế việc gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đi học... Ảnh: Hoàng Triều

UBND TP HCM vừa có công văn khẩn hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19 (F1).

Theo đó, trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc đã từng mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học. Họ phải chấp hành nghiêm các quy định sau:

Tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khẩu tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong sinh hoạt, làm việc, học tập.

Tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19) trong gia đình, tại nơi làm việc, học tập…; khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid-19.

Theo UBND TP.HCM, quy định mới nhằm hạn chế việc gián đoạn đối với các hoạt động của đời sống như sản xuất, kinh doanh; việc đi học của học sinh; các hoạt động quản lý, điều hành, chăm sóc y tế… trong khi chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế.

UBND TP.HCM cũng cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang được kiểm soát. Hầu hết người trên 12 tuổi đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19, đa số các trường hợp mắc Covid-19 không thuộc nhóm nguy cơ cao đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau đó.

Văn bản này điều chỉnh biện pháp y tế áp dụng đối với các trường hợp F1 đã được quy định tại Công văn 548 ngày 22/2/2022 và Công văn 625 ngày 2/3/2022 của UBND TP HCM; Công văn 8095 ngày 1/11/2021 và Công văn 1474 ngày 4/3/2022 của Sở Y tế.

Cả nước có 3.764 bệnh nhân nặng đang điều trị

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.479.751 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 85.790 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.472.072 ca, trong đó có 4.658.453 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.217.105), TP.HCM (586.910), Bình Dương (364.978), Nghệ An (360.496), Hải Dương (326.098).

img

Cập nhật liên tục thông tin Covid-19 ngày 24/3

Cũng theo thống kê, cả nước có 4.661.270 ca đã điều trị khỏi, hiện còn 3.764 bệnh nhân nặng đang điều trị; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.171 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 228 ca; thở máy không xâm lấn: 71 ca; thở máy xâm lấn: 289 ca; ECMO: 5 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 67 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Làm rõ tình trạng bán thuốc điều trị COVID-19 không theo đơn tại TP.HCM

Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM, yêu cầu tăng cường kiểm tra, làm rõ tình trạng không tuân thủ quy định về bán thuốc theo đơn khi bán thuốc điều trị COVID-19 trong đó có Molnupiravir.

Theo văn bản của Cục Quản lý Dược do Cục trưởng Vũ Tuấn Cường ký ban hành, trên phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh tình trạng bán thuốc điều trị COVID-19 không cần đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc Molnupiravir.

Thuốc Molnupiravir được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của thầy thuốc.Theo Cục Quản lý dược, việc mua, bán, sử dụng Molnupiravir không đúng quy định về kê đơn thuốc là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch.

Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật kê đơn, bán thuốc theo đơn trong lưu hành thuốc điều trị COVID-19, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung hướng dẫn về bán thuốc theo đơn, trong đó có Molnupiravir tại các văn bản trước đó của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược; Cũng như các hướng dẫn về thanh kiểm tra, tăng cường quản lý việc mua bán thuốc điều trị COVID-19.

img

Cục Quản lý dược yêu cầu làm rõ tình trạng bán thuốc điều trị COVID-19 không theo đơn tại TP.HCM (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc sở khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát thuốc Molnupiravir tại hệ thống các nhà thuốc trên địa bàn thành phố.

Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Kết quả kiểm tra, xác minh và xứ lý các vi phạm (nếu có), Sở Y tế TP HCM báo cáo về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/3 để Cục tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế; Đồng thời, thông báo cho cơ quan báo chí theo thẩm quyền.

Gia hạn thanh tra mua kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc COVID-19

Ngày 23/3, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc gia hạn thời gian thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội, TP.HCM và Bộ Y tế.

Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 trước ngày 15-5.

Hà Nội yêu cầu xây dựng khu lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt từ các gia đình có F0 điều trị tại nhà

Hà Nội yêu cầu xây dựng khu lưu giữ tạm thời chất thải sinh hoạt phát sinh thu gom từ các hộ có F0 được cách ly, điều trị tại nhà; đảm bảo khả năng lưu chứa, lưu giữ chất thải lây nhiễm theo quy định.

Việc phân loại rác thải sinh hoạt phát sinh theo hướng dẫn như sau:

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm và phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi; bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2", buộc kín miệng túi trước khi bàn giao.

Các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà có người F0 sẽ thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương để đưa đi xử lý theo quy định.

Đã gửi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông tin về hơn 76 triệu người tiêm vắc xin

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, đến chiều 22-3, trong số hơn 202 triệu liều vắc xin đã tiêm, nền tảng quản lý tiêm chủng đã ghi nhận trên 193 triệu liều, tương ứng 96% đã nhập dữ liệu. Số liều tiêm chưa nhập dữ liệu còn trên 8 triệu, tương đương khoảng 4%.

Từ tháng 11-2021, Bộ Y tế cùng Bộ Công an và Bộ Thông tin - truyền thông đã tiến hành xác minh các thông tin, so sánh trên dữ liệu từ nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý.

Tổng số đến nay đã gửi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 76.625.823 người tiêm chủng, trong đó 73.112.823 người đã được xác thực là có thông tin về căn cước công dân, chứng minh nhân dân và 3.513.000 người không có căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc sai định dạng.

Trong nhóm có thông tin đã xác thực trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 51.493.286 người thông tin đúng khi đối chiếu tương ứng với 123.419.556 liều tiêm đúng thông tin. Hiện nay, còn 19.039.997 người đang bị sai thông tin, 2.579.540 người chưa được xác thực thông tin...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.