Tính từ 16h ngày 24/3 đến 16h ngày 25/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 108.979 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 108.957 ca ghi nhận trong nước (giảm 11.035 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 83.428 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.803), Phú Thọ (4.555), Nghệ An (4.023), Yên Bái (3.997), Đắk Lắk (3.925), Bắc Giang (3.720), Lào Cai (3.690), Vĩnh Phúc (3.136), Thái Bình (2.915), Thái Nguyên (2.910), Quảng Bình (2.877), Bắc Ninh (2.806), Lạng Sơn (2.802), Hà Giang (2.795), Hải Dương (2.773), Quảng Ninh (2.654), Sơn La (2.642), Cà Mau (2.394), Bắc Kạn (2.314), Tuyên Quang (2.280), Bình Định (2.237), Bình Dương (1.999), Cao Bằng (1.971), Hòa Bình (1.970), Lâm Đồng (1.920), Hưng Yên (1.900), Vĩnh Long (1.726), Điện Biên (1.648), Lai Châu (1.615), Quảng Trị (1.604), Hà Nam (1.557), Tây Ninh (1.507), Bến Tre (1.433), Ninh Bình (1.314), Bình Phước (1.144), TP. Hồ Chí Minh (1.139), Đắk Nông (1.128), Nam Định (1.040), Kon Tum (970), Phú Yên (884), Hà Tĩnh (849), Thanh Hóa (803), Trà Vinh (733), Bà Rịa - Vũng Tàu (698), Đà Nẵng (671), Thừa Thiên Huế (668), Quảng Ngãi (668), Khánh Hòa (657), Hải Phòng (612), Bình Thuận (464), Quảng Nam (341), Bạc Liêu (192), Kiên Giang (167), Long An (147), An Giang (132), Cần Thơ (117), Đồng Nai (99), Đồng Tháp (70), Sóc Trăng (54), Ninh Thuận (35), Tiền Giang (32), Hậu Giang (31).
Cập nhật liên tục tin tức Covid-19 ngày 25/3 (Ảnh minh họa)
Nhiều tỉnh đăng ký bổ sung ca nhiễm
Ngày 25/3/2022, Sở Y tế Hòa Bình đăng ký bổ sung 22.392 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 20.005 ca và Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 10.125 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-1.682), Bắc Ninh (-1.486), Lạng Sơn (-936).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+695), Phú Thọ (+278), Đắk Nông (+255).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 130.146 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.761.252 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 88.634 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.753.543 ca, trong đó có 4.998.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.240.393), TP. Hồ Chí Minh (589.834), Bình Dương (369.834), Nghệ An (368.703), Hải Dương (332.330).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 175.540 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 5.001.564 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.889 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.188 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 319 ca; Thở máy không xâm lấn: 84 ca; Thở máy xâm lấn: 292 ca; ECMO: 6 ca.
Cả nước có 51 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 24/3 đến 17h30 ngày 25/3 ghi nhận 51 ca tử vong tại: Cà Mau (5), An Giang (4), Bạc Liêu (3), Hà Nội (3), Kiên Giang (3), Lâm Đồng (3), Nghệ An (3), Quảng Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bến Tre (2), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Bắc Kạn (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hậu Giang (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Yên Bái (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 65 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.196 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
TP.HCM vẫn thực hiện học trực tiếp và trực tuyến
VOV dẫn trao đổi với ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, theo văn bản UBND TP.HCM vừa ban hành cho F1 được đi học, đi làm kèm điều kiện, Sở cũng đã ban hành ngay văn bản để triển khai thực hiện quy định này, yêu cầu các phòng giáo dục tăng cường kiểm tra việc chấp hành tuân thủ phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.
Về việc xác định F1 và xử lý F1, ông Trọng cho rằng, theo văn bản trước đó, khi F0 xuất hiện trong cơ sở giáo dục thì các đơn vị này phải lập danh sách cung cấp thông tin về dịch tễ cho trạm y tế (hoặc cơ sở y tế được phân công phối hợp) để xác thực các trường hợp F1, làm sao khoanh vùng trong phạm vi hẹp nhất, xác định F1 chính xác nhất, hạn chế thấp nhất việc gây ảnh hưởng công tác dạy và học. Về đối tượng xác định cụ thể trường hợp tiếp xúc gần, ngành giáo dục vẫn thực hiện theo công văn của Bộ Y tế ngày 29/12/2021.
Việc tổ chức dạy học cho các F1 không đến trường được, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, không chỉ học sinh F1 không được đến trường học trực tiếp do chưa tiêm đủ vaccine hoặc không phải trường hợp mắc COVID trong vòng 3 tháng, mà còn có các đối tượng khác chưa đến trường được.
Theo ông Trọng, Sở đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phải duy trì 2 hình thức dạy học trực tiếp và gián tiếp: “Đối với dạy gián tiếp, có nhiều hình thức tổ chức, ví dụ như tổ chức dạy học trực tuyến, dạy qua internet, hệ thống LMS của các nhà trường, của sở giáo dục, tổ chức giao các nhiệm vụ học tập cho các em học sinh, giao các bài tập, tài liệu”.
Hà Nội có 12.485 ca Covid-19 trong ngày 24/3
CDC Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 23/3 đến 18h ngày 24/3, TP Hà Nội ghi nhận 12.485 ca bệnh (trong đó có 4.769 ca cộng đồng; 7.716 ca đã cách ly). Số ca mắc mới được phân bố tại 518 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.709); Đông Anh (1.153); Long Biên (712); Hoàng Mai (658); Sóc Sơn (641).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.230.764 ca.
Hiện toàn TP có hơn 278.000 người nhiễm COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 20.000 ca so với hôm 22/3.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 23/3, toàn TP Hà Nội chỉ còn hơn 2.100 ca COVID-19 điều trị tại các bệnh viện, trong đó có hơn 1.500 ca mức độ trung bình (giảm 26% so với trung bình 7 ngày trước), 400 ca nặng/nguy kịch (giảm hơn 28%).
TP.HCM F0 vẫn phải cách ly, F1 đi làm có điều kiện
Chiều 24/3, tại cuộc họp báo về phòng chống dịch Covid-19, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, hôm nay TP.HCM mới có văn bản chính thức hướng dẫn cho phép F1 đi làm, đi học trực tiếp (thay vì làm, học trực tuyến như trước đây).
Học sinh F1 vẫn được đi học nhưng với điều kiện đã tiêm đủ liều vắc xin
Theo đại diện Sở Y tế, cho phép F1 được đi học, đi làm là thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhưng phù hợp với điều kiện dịch bệnh Covid-19 tại địa phương.
Tuy nhiên, ngay cả đối với F1 cũng được hướng cụ thể để phân loại theo nhóm. Theo nhóm đeo khẩu trang, nhóm không đeo khẩu trang, hoặc F1 trực tiếp chăm sóc với F0, khoảng cách tiếp xúc F1 với F0 là bao nhiêu mét... Đặc biệt, F1 đi làm cũng phải là những người đã tiêm đủ liều vắc xin.
Liên quan đến câu hỏi vì sao chưa thí điểm cho F0 đi làm như Long An, Cà Mau, Sở Y tế TP cho hay, đến nay Bộ Y tế cũng chỉ mới đang thí điểm cho F0 đi làm trong điều kiện rất đặc biệt. Và quyết định được giao cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế.
Ở TP.HCM hiện nay, số ca tử vong còn thấp, nhưng số ca nặng vẫn chưa duy trì giảm bền vững. Cụ thể, ngày hôm qua số ca nặng vẫn tăng, số ca nặng tăng đồng nghĩa với khả năng số ca tử vong khó giảm. Nên TP.HCM vẫn áp dụng quy định F0 phải theo dõi điều trị bệnh tại nhà.
Liên quan đến việc triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4, hiện TP.HCM vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận