Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 6/4 đến 16h ngày 7/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 45.886 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 45.884 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.240 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 33.715 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.635), Bắc Giang (2.267), Phú Thọ (2.174), Yên Bái (2.167), Nghệ An (1.965), Quảng Ninh (1.956), Lào Cai (1.826), Đắk Lắk (1.619), Bắc Kạn (1.523), Vĩnh Phúc (1.299), Quảng Bình (1.217), Cao Bằng (1.103), Tuyên Quang (1.102), Lạng Sơn (1.087), Thái Bình (1.078), Thái Nguyên (958), Bắc Ninh (917), Hà Giang (897), Hải Dương (867), TP. Hồ Chí Minh (864), Gia Lai (846), Hưng Yên (842), Quảng Trị (747), Sơn La (730), Lâm Đồng (714), Vĩnh Long (678), Bình Định (635), Bình Dương (599), Hà Tĩnh (575), Lai Châu (569), Hòa Bình (543), Hà Nam (539), Tây Ninh (537), Bình Phước (532), Bến Tre (530), Quảng Ngãi (499), Ninh Bình (474), Đà Nẵng (472), Cà Mau (457), Điện Biên (440), Nam Định (438), Đắk Nông (363), Bà Rịa - Vũng Tàu (278), Quảng Nam (241), Thừa Thiên Huế (235), Phú Yên (234), Hải Phòng (231), Thanh Hóa (218), Khánh Hòa (208), Bình Thuận (194), Trà Vinh (167), An Giang (129), Kiên Giang (118), Bạc Liêu (92), Long An (76), Kon Tum (41), Cần Thơ (40), Ninh Thuận (27), Đồng Nai (23), Sóc Trăng (17), Đồng Tháp (16), Hậu Giang (12), Tiền Giang (7).
Trong ngày 6/4 có 144.240 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. (Ảnh minh hoạ)
Ngày 7/4/2022, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu đăng ký bổ sung 32.342 ca, Sở Y tế Gia Lai đăng ký bổ sung 12.000 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-445), Bắc Ninh (-440), Hà Nội (-402). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+846), Quảng Ngãi (+499), Bình Dương (+186).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 55.374 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.070.692 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 101.849 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.062.951 ca, trong đó có 8.392.249 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.514.982), TP. Hồ Chí Minh (600.037), Nghệ An (410.099), Bình Dương (380.590), Vĩnh Phúc (351.349).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 117.503 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.395.066 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.674 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.149 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 259 ca; Thở máy không xâm lấn: 58 ca; Thở máy xâm lấn: 207 ca - ECMO: 1 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 6/4 đến 17h30 ngày 7/4 ghi nhận 21 ca tử vong tại: Kiên Giang (4), Cao Bằng (2), Sóc Trăng (2), Thái Bình (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Vĩnh Long (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Phước (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 34 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.733 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN). Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.852.277 mẫu tương đương 84.845.790 lượt người, tăng 50.855 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 6/4 có 144.240 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 207.379.359 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 190.175.683 liều: Mũi 1 là 71.253.350 liều; Mũi 2 là 68.090.339 liều; Mũi 3 là 1.505.479 liều; Mũi bổ sung là 14.970.123 liều; Mũi nhắc lại là 34.356.392 liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.203.676 liều: Mũi 1 là 8.815.144 liều; Mũi 2 là 8.388.532 liều.
Bộ Y tế sẽ cân đối số lượng vaccine viện trợ và vaccine mua để bảo đảm đủ nhu cầu vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.
7 triệu liều vaccine cho trẻ 5-11 tuổi về trong tháng 4
Lô vaccine sớm nhất đến Việt Nam vào ngày 9/4, với số lượng gần 1 triệu liều. Lô thứ hai khoảng hơn 2 triệu liều sẽ về vào ngày 13/4. Lô thứ ba hơn 4 triệu liều dự kiến về trước ngày 18/4.
Các lô vaccine nằm trong nguồn tài trợ của chính phủ Australia dành cho Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tình hình dịch bệnh trong nước có nhiều thay đổi. Việt Nam đã ghi nhận biến chủng Omicron và chuyển đổi chiến lược từ phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19. Do đó, nguồn lây nhiễm trong cộng đồng luôn tồn tại, tỷ lệ mắc COVID-19 và đạt miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng liên tục tăng.
Số ca mắc trong nhóm trẻ đi học tăng cao nên tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 11 có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc COVID-19.
Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về việc tiếp nhận các nguồn vaccine cho trẻ em từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời mua một số lượng vaccine nhất định. Trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ vào tiến độ và tốc độ tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ cân đối số lượng vaccine viện trợ và số lượng vaccine mua để bảo đảm đủ nhu cầu vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.
Theo kế hoạch, từ tháng 4/2022, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Trẻ tuổi từ 11 tuổi (lớp 6) sẽ được tiêm đầu tiên, sau đó hạ dần độ tuổi. Các bé sẽ được tiêm tại trường học, cơ sở tiêm chủng cố định và tiêm lưu động.
Hai loại vaccine được Bộ Y tế lựa chọn tiêm cho lứa tuổi này là Pfizer và Moderna. Quá trình tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi sẽ không tiêm trộn hai loại với nhau.
Để sẵn sàng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022, Bộ Y tế trước đó yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5-11 tuổi.
Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này mà không đi học, Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vaccine. Đơn vị phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).
Bộ Y tế cũng đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành; điểm tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn và theo dõi, chăm sóc sau tiêm theo quy định.
Tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong giảm
Theo thống kê của Bộ y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.980.464 ca nhiễm, riêng đợt dịch thứ 4 có 9.972.725 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.712 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm, hiện có 1.577 bệnh nhân đang phải thở ô xy.
Cập nhật liên tục tin tức Covid-19
Thêm 4.037 ca COVID-19 mới, Hà Nội đã qua đỉnh dịch
Sở Y tế Hà Nội tối 6/4 thông báo 24 giờ qua TP ghi nhận 4.037 ca COVID-19 mới, giảm hơn 1.000 ca so với hôm qua.Bệnh nhân phân bố tại 412 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (250); Sóc Sơn (234); Gia Lâm (231); Hà Đông (226); Mê Linh (197).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.511.885 ca.
Tại cuộc họp sáng 6/4, lãnh đạo TP Hà Nội nhận định đến thời điểm này có thể đánh giá, khẳng định Thành phố đã bước qua đỉnh dịch COVID-19. Số ca mắc trong kỳ cuối tháng 3 trở lại đây giảm mạnh (giảm khoảng 45% so với kỳ báo cáo trước).
Thành phố từng bước kiểm soát hiệu quả tình hình; quan trọng đã thực hiện tốt các mục tiêu cốt lõi trong công tác phòng chống dịch; tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong giảm...
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến hết ngày 5/4, Hà Nội còn 166.382 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó chỉ còn 843 người điều trị trong bệnh viện; hơn 165.500 người đang theo dõi cách ly tại nhà. Hà Nội không còn F0 nào điều trị tại cơ sở cách ly.
Hôm qua Hà Nội ghi nhận 2 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27/4/2021- nay) lên 1.330 người.
1.577 bệnh nhân đang thở ô xy
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.980.464 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 100.939 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.972.725 ca, trong đó có 8.274.746 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.511.347), TP. Hồ Chí Minh (599.173), Nghệ An (408.134), Bình Dương (379.991), Quảng Ninh (318.188).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.277.563 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.577 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 1.071 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 248 ca; thở máy không xâm lấn: 51 ca; Thở máy xâm lấn: 206 ca; ECMO: 1 ca.
Từ 17h30 ngày 05/4 đến 17h30 ngày 06/4 ghi nhận 31 ca tử vong tại Bến Tre (4), Kiên Giang (4), Đồng Nai (3), Bình Dương (2), Hà Nội (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Quảng Ngãi (2), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Gia Lai (1), Hòa Bình (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 37 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.712 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận