Tin tức Covid-19 TP.HCM hôm nay ngày 10/8 mới nhất, thông tin các ca dương tính, các ca khỏi bệnh - xuất viện và trường hợp tử vong được cập nhật liên tục trong ngày tại Báo Giao thông.
Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 6h đến 18h ngày 10/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.241 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 1.466 ca.
Trong ngày 10/8, cả nước ghi nhận 8.390 ca nhiễm mới; trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh có 3.956 ca.
Chiều 10/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 388 ca tử vong (3758-4145); trong đó tại TP. Hồ Chí Minh có 308 ca.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm tính đến ngày 10/8 là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi đi đường sau 18h phải có thẻ nhận diện
Ngày 10/8, Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản gửi Công an TP.HCM, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện về việc tạo điều kiện cho nhân viên các hệ thống phân phối hiện đại được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h ngày hôm sau.
Theo Sở Công thương TP, ngày 9/8 UBND TP.HCM có văn bản về việc cho phép nhân viên các hệ thống phân phối hiện đại được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h hôm sau.
Trong đó, giao Sở Công thương TP chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận danh sách nhân viên được phân công, giao nhiệm vụ. Đồng thời, tích hợp danh sách vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công thương TP, phục vụ công tác quản lý và truy xuất, kiểm tra của các lực lượng chức năng.
Sở Công thương TP đề nghị Công an TP, UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các trạm, chốt phối hợp hỗ trợ và đảm bảo lưu thông cho nhân viên của hệ thống các siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP theo danh sách xác nhận của Sở Công thương.
Danh sách này có thể kiểm tra trên hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công thương tại đây.
Về hình thức nhận diện, theo Sở Công thương TP cho hay các nhân viên của hệ thống phân phối hiện đại được phép lưu thông trên đường từ 18h đến 6h ngày hôm sau phải có thẻ đeo cứng có hình của nhân viên và giấy xác nhận của các đơn vị hệ thống phân phối cho từng nhân viên.
Sở Công thương đề nghị các đơn vị căn cứ các nội dung nêu trên chủ động chỉ đạo các trạm, chốt phối hợp hỗ trợ và đảm bảo lưu thông cho nhân viên của các hệ thống phân phối hiện đại...
Sáng nay, thành phố có 2.490 ca nhiễm
Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h30 ngày 9/8 đến 6h ngày 10/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 5.149 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 5.144 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (2.490), Bình Dương (1.325), Đồng Nai (354), Long An (313), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Tây Ninh (102), Tiền Giang (100), Bến Tre (58), An Giang (53), Vĩnh Long (52), Sóc Trăng (43), Ninh Thuận (32), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Đắk Lắk (19), Phú Yên (13), Đồng Tháp (13), Hậu Giang (8 ), Gia Lai (6), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Bạc Liêu (1), Hà Nội (1) trong đó có 662 ca trong cộng đồng.
Như vậy, tính đến sáng ngày 10/8, Việt Nam có 224.894 ca nhiễm trong đó có 2.367 ca nhập cảnh và 222.527 ca nhiễm trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 220.957 ca, trong đó có 73.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 75.920 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 509 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 23 ca.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.293.781 xét nghiệm cho 20.367.442 lượt người.
Tối 9/8, TP.HCM có 1.642 ca nhiễm mới
Bộ Y tế tối 9/8 cho biết, cả nước có thêm 4.185 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.183 ca ghi nhận trong nước. Trong ngày, có 4.423 bệnh nhân khỏi bệnh.
Theo Bộ Y tế, tính từ 6h đến 18h30 ngày 9/8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận cả nước có 4.185 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 4.183 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể tại TP.HCM (1.642), Bình Dương (1.162), Đồng Nai (355), Tiền Giang (251), Tây Ninh (133), Hà Nội (74), Cần Thơ (71), Bà Rịa - Vũng Tàu (65), Đà Nẵng (60), Đồng Tháp (59), Phú Yên (53), Bình Định (45), Bình Thuận (34), Khánh Hòa (33), Lâm Đồng (30),
Quảng Ngãi (18), Trà Vinh (15), Hà Tĩnh (15), Nghệ An (12), Quảng Nam (11), Ninh Bình (10), Thừa Thiên Huế (10), Hải Dương (7), Bình Phước (5), Quảng Bình (3), Đắk Lắk (3), Hậu Giang (3), Thái Bình (2), Kiên Giang (1), Bắc Giang (1) trong đó có 770 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 9/8 ghi nhận 9.340 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 9.323 ca ghi nhận trong nước.
TP.HCM (3.991), Bình Dương (2.887), Đồng Nai (538), Tây Ninh (290), Long An (287), Tiền Giang (251), Bà Rịa - Vũng Tàu (242), Cần Thơ (98), Phú Yên (84), Hà Nội (78), Đồng Tháp (77), Đà Nẵng (60), Vĩnh Long (57), Bình Định (45), An Giang (37), Bình Thuận (34), Khánh Hòa (33), Lâm Đồng (30),
Thừa Thiên Huế (27), Kiên Giang (20), Quảng Ngãi (18), Hậu Giang (18), Trà Vinh (15), Hà Tĩnh (15), Gia Lai (14), Đắk Nông (14), Nghệ An (12), Hải Dương (12), Quảng Nam (11), Ninh Bình (10), Bình Phước (5), Quảng Bình (3), Đắk Lắk (3), Thái Bình (2), Sơn La (1), Lào Cai (1), Cà Mau (1), Bạc Liêu (1), Bắc Giang (1), trong đó có 1.556 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 9/8, Việt Nam có 219.745 ca nhiễm, trong đó có 2.362 ca nhập cảnh và 217.383 ca nhiễm trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27-4 đến nay là 215.813 ca, trong đó có 73.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Trong ngày 9/8 có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi là 75.920 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 509 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 23 ca.
Chiều cùng ngày, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 360 ca tử vong (3398-3757), trong đó tại TP.HCM (269), Tiền Giang (39), Đồng Nai (38), Long An (3), thành phố Cần Thơ (2), Bình Định (2), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), thành phố Hà Nội (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1).
Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 138.751 xét nghiệm cho 327.580 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 7.293.781 xét nghiệm cho 20.367.442 lượt người.
Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
Sáng 9/8, báo cáo trong buổi họp giao ban trực tuyến của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM cùng một số bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn TP.HCM, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã sẵn sàng triển khai giai đoạn 2 với 700 giường bệnh để kịp thời tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân xếp hàng theo đúng quy định. Ảnh: Ngô Nhung.
Cho phép nhân viên siêu thị ra đường sau 18h
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong có chỉ đạo khẩn về việc điều chỉnh thời gian lưu thông của nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong thời gian thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16, gửi Sở Công Thương TP.HCM, Công an TP.HCM, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện trên địa bàn.
Lãnh đạo TP.HCM chấp thuận chủ trương cho một số nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h hôm sau để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh.
UBND TP.HCM giao Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan xác nhận danh sách nhân viên được phân công nhiệm vụ; tích hợp danh sách này vào hệ thống trên cổng thông tin của Sở Công Thương nhằm quản lý, truy xuất và đối chiếu khi lực lượng chức năng kiểm tra.
Căn cứ danh sách do Sở Công Thương xác nhận, người đứng đầu các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi cấp thẻ công tác hoặc giấy xác nhận công tác cho những nhân viên này.
Công an TP.HCM cùng UBND TP Thủ Đức và quận, huyện chỉ đạo các trạm, chốt đảm bảo lưu thông cho nhân viên thuộc hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo danh sách do Sở Công Thương xác nhận.
TP.HCM trải qua 70 ngày giãn cách xã hội theo nhiều mức độ nâng dần từ hôm 31/5. Chỉ thị 16 được chính thức áp dụng từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, TP.HCM thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Từ 26/7, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường từ 18h đến 6h hàng ngày.
Yêu cầu khẩn trương mở bán thực phẩm ở các chợ
TP.HCM yêu cầu nghiên cứu tổ chức điểm bán hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống hoặc nơi bỏ trống.
Ngày 9/8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng có văn bản khẩn về việc tăng cường thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP.
Nghiên cứu giải pháp tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ hoặc khu vực bỏ trống.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP yêu cầu Sở Công thương khẩn trương cùng các địa phương nghiên cứu giải pháp tổ chức lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc hình thành các điểm bán nhỏ cung ứng mặt hàng tươi sống.
"Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho TP", Phó chủ tịch UBND TP chỉ đạo.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng thực phẩm tươi sống cho các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi và cập nhật hoạt động bán hàng trực tuyến để gia tăng điểm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.
"Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các sở, ban ngành kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", UBND TP yêu cầu.
Đối với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, phó chủ tịch UNBD TP yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn.
Các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh việc triển khai thực hiện "phiếu mua hàng" hiệu quả, phù hợp với năng lực cung ứng hàng hóa của hệ thống phân phối.
"Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi người dân đến mua sắm, đồng thời đảm bảo kiểm soát tình trạng tập trung đông người tại các điểm bán, hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết", lãnh đạo UBND TP yêu cầu.
Đồng thời, các địa phương cần phối hợp sở - ngành liên quan theo dõi nắm chắc diễn biến thị trường, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hóa, không để tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến trên địa bàn...
Ngoài ra, bà Phan Thị Thắng yêu cầu các hệ thống phân phối như siêu thị Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Lotte, Aeon, MM Mega Market, BigC, Emart... nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá nhu cầu, tiếp tục gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng. Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Cung cấp thông tin về mặt hàng, giá cả, quy cách đóng gói, phương thức giao nhận... Trên cơ sở đó phối hợp cùng địa phương thông tin đến người dân trong khu vực hoặc địa bàn phụ trách để đăng ký nhu cầu mua hàng, chuẩn bị đơn hàng, triển khai nhiều hình thức cung ứng đa dạng, hạn chế tập trung đông người", bà Thắng chỉ đạo.
Không có chuyện rút ống thở nhường sản phụ
Liên quan đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một bác sỹ rút ống thở người nhà nhường cho mẹ con sản phụ, trưa 8/8, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sau khi kiểm tra, Sở khẳng định thông tin lan truyền với nội dung trên là không có thật.
Trước đó, tối 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Người này đã quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này".
Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật. Sau khi đăng tải, bài viết đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của bác sĩ Khoa.
Qua kiểm tra, Sở Y tế TP HCM cho biết, tại các bệnh viện của thành phố không có việc rút ống thở để nhường cho bệnh nhân. Sở Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận