→ Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
→ Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Năm nay, Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp rơi vào ngày thứ Sáu 17/1. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện từ ngày 21 tháng Chạp đến trước giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) ngày 23 tháng Chạp được coi là giờ tối linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau như sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình. Lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia chủ.
Theo tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm là ngày ông Công ông Táo (còn gọi là Táo Quân) cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được.
Tục lệ này bắt nguồn từ câu chuyện ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” trong đó bao gồm thần đất, thần nhà và vị thần bếp núc.
Cúng ông Công ông Táo không phải là hủ tục mê tín dị đoan mà là một tín ngưỡng văn hóa dân gian hướng con người đến những điều thiện và giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Người dân thường làm lễ để cầu mong các vị thần này phù trợ, báo cáo tốt lên Ngọc Hoàng Thượng đế, kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước vào một năm mới bình an, thuận lợi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận