Năm 2013, do bất đồng ngân sách với Quốc hội, Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửagây thiệt hại 24 tỷ USD |
Ưu tiên trung lưu
Dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2016 (được áp dụng từ 1/10/2015) của ông Obama tập trung chủ yếu vào việc đánh thuế các tập đoàn lớn và những cá nhân giàu có để có tiền giải ngân cho hàng loạt chương trình giúp đỡ tầng lớp trung lưu như: Tăng chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển lực lượng lao động. Theo đó, ông Obama muốn đánh thuế một lần 14% đối với khoảng 2,1 nghìn tỷ USD lợi nhuận của các tập đoàn Mỹ ở nước ngoài như: General Electric, Microsoft và áp 19% thuế với tiền lãi của các công ty ở nước ngoài. Theo luật hiện hành, lãi của doanh nghiệp ở ngoài nước sẽ chỉ chịu thuế liên bang, một khi trở về Mỹ và rất nhiều doanh nghiệp đưa cơ sở ra nước ngoài để tránh thuế.
Trước đó, từ 1-17/10/2013, Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa vì Quốc hội không thông qua kế hoạch chi tiêu cho năm tài chính 2014. Khoảng 800 nghìn công chức phải nghỉ không lương vô thời hạn, 1,3 triệu công chức khác phải tiếp tục làm việc nhưng không được trả lương cho tới khi một khoản ngân sách được thông qua. Các chuyên gia và tổ chức kinh tế ước tính, trong 16 ngày đóng cửa, nước Mỹ thiệt hại khoảng 24 tỷ USD. |
Nhờ đó, Chính phủ liên bang sẽ thu được khoảng 286 tỷ USD để đầu tư vào chương trình xây dựng, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường cao tốc, cầu phà và các đầu mối giao thông quan trọng với tổng chi phí lên khoảng 478 tỷ USD; Giảm tổng thâm hụt ngân sách 1.800 tỷ USD; Giảm khoảng cách thu nhập; Giảm tỷ lệ thất nghiệp thêm 0,2% (còn 5,4%) trong năm nay.
Trong số các khoản chi tăng chủ yếu, có chi phí dành cho quân sự, với 585 tỷ USD, tăng 38 tỷ so với năm ngoái, trong đó gần 51 tỷ cho Afghanistan và các hoạt động quân sự chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo bà Neera Tanden, Chủ tịch Center for American Progress: Khi đề cao chính sách kinh tế có lợi cho tầng lớp trung lưu, ông Obama muốn đặt các đối thủ Đảng Cộng hòa trong tư thế phòng ngự, đúng vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống 2016 đang tới. Và bà Hillary Clinton hy vọng kế tục ông Obama, giữ lại Nhà Trắng trong tay Đảng Dân chủ.
Đối đầu thực sự
Mặc dù ủng hộ việc tăng chi tiêu quân đội, phe Cộng hòa đang kiểm soát lưỡng viện Quốc hội cho rằng, kế hoạch tăng chi tiêu nội địa và tăng thuế đối với các tập đoàn lớn và tầng lớp giàu có sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, không khắc phục được vấn đề chi tiêu ngày một tăng cao của Chính phủ.
Thượng nghị sỹ Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ cho rằng, ông Obama đã không giữ lời hứa sẽ đưa ra những sáng kiến “thực tế và phi đảng phái” trong dự luật ngân sách. “Có rất nhiều điều tích cực ông ấy có thể làm thay vì cách tăng thuế và tăng chi tiêu này. Về cơ bản năm nào cũng như năm nào, chỉ tập trung vào thủ tục hành chính hơn là cơ hội và nó không cân bằng”, ông McConnell nói. Còn Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner thì cho rằng, người dân Mỹ không thể chịu đựng thêm “những chính sách áp đặt từ trên xuống” như thế này nữa.
Ngay cả một quan chức cố vấn giấu tên của Tổng thống Obama cũng thừa nhận, kế hoạch trên có ít cơ hội qua được cửa Quốc hội mà chỉ hy vọng đây sẽ là cơ hội mở ra một tiến trình đối thoại hiệu quả về vấn đề ngân sách.
Về phần mình, ông Obama kêu gọi phe Cộng hòa ủng hộ và nhấn mạnh: “Đừng gây nguy hại cho an ninh quốc gia vì sự bất đồng này”, đồng thời cảnh báo Đảng Cộng hòa chớ có “chơi trò chính trị” với nền kinh tế và an ninh của đất nước.
Các nhà quan sát đều cho rằng, nhiều khả năng kế hoạch ngân sách sẽ phải chỉnh sửa và sẽ phải thỏa hiệp ở một mức độ nào đó để cả Quốc hội và Nhà Trắng hài lòng; Nhất là khi phe Cộng hòa còn muốn ứng viên của họ bước vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Thậm chí, kế hoạch ngân sách có thể định hình cuộc bầu cử Tổng thống này.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận