|
Một người đàn ông và một em nhỏ bị tàn sát tại Mỹ Lai tháng 3/1968. (Ảnh: Wiki). |
"Không có ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì xảy ra ở Mỹ Lai hôm đó", tờ LA Times dẫn lời cựu binh Mỹ William L.Calley, 66 tuổi nói khi đưa ra lời xin lỗi muộn màng ngày 19/8/2009 trước thành viên câu lạc bộ Kiwanis Club, bang Georgia.
Ông Calley nói tiếp: "Tôi thấy hối hận trước những người Việt Nam bị giết hại và gia đình của họ... Tôi rất hối tiếc".
Năm 1971, trung úy Calley bị tòa án quân sự kết tội giết 22 thường dân Việt Nam trong vụ thảm sát Mỹ Lai, một thôn nhỏ thuộc làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi.
|
Trung úy Willliam L. Calley. (Ảnh: Wiki) |
Ngày 16/3/1968, Calley cùng đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai sau khi nhận được tin báo làng Sơn Mỹ có nhiều “Việt Cộng” ẩn náu.
Sau khi không tìm được một lính “Việt Cộng” nào, các binh lính thuộc binh đoàn Charlie, dưới sự chỉ huy của trung úy Calley, đã tiến hành bắn giết bừa bãi, tra tấn và hãm hiếp phụ nữ. 504 người dân không có vũ khí trong tay, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã chết trong cuộc tàn sát thảm khốc này.
Vụ thảm sát đã được che giấu tại Mỹ cho đến tháng 3 năm sau. Đến giữa tháng 11/1970, tòa án quân sự Mỹ đã mở phiên xét xử 14 binh lính liên quan trực tiếp đến vụ sát hại tại Mỹ Lai.
Tuy nhiên, trung úy William Calley là người duy nhất bị kết tội đã giết hại 22 người dân vô tội. Ông này ban đầu bị xử chung thân.
Sau khi kháng cáo nhiều lần, Calley được giảm án xuống còn 10 năm tù giam và đến năm 1974, dưới sự can thiệp của Tổng thống Mỹ bấy giờ là Richard Nixon, ông này chỉ phải chịu án 3 năm.
Sau khi trở về quê nhà và tiếp quản một cửa hàng nữ trang do bố vợ để lại, ông Calley đã sống một cuộc đời lặng lẽ, từ chối trả lời phỏng vấn báo giới trong một thời gian dài.
|
Trung úy Willliam L. Calley nói lời xin lỗi sau 40 năm. (Ảnh: AFP)
|
Sau hơn 40 năm, ông Calley lần đầu tiên bày tỏ sự ăn năn về tội ác năm xưa tại một buổi họp mặt ở câu lạc bộ tình nguyện địa phương vào tháng 8/2009.
Một người có mặt tại buổi gặp gỡ hôm đó cho hay ông Calley đã xin lỗi ngay khi bắt đầu bài nói trước mọi người. "Những người tham dự đều cảm nhận rõ rằng Calley rất ăn năn. Ông ấy nói nhỏ, khó nghe, và khó nhọc khi trả lời các câu hỏi”, người này cho biết.
Ông William George Eckhardt, Tổng công tố viên trong vụ án ở Mỹ Lai nhận định về hành động của Calley rằng: “Xin lỗi vì giết quá nhiều người không phải là một điều dễ dàng. Ít nhất đến giờ ông ấy đã công khai nhận trách nhiệm”.
Một người bạn của ông Calley nói cựu binh này từng kể với ông về cuộc chiến tại Việt Nam và nhận định dẫu có tội trong cuộc thảm sát Mỹ Lai năm 1968, ông Calley là người “có lòng trắc ẩn”.
Ngày 16/3/1968, Calley cùng đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai sau khi nhận được tin báo làng Sơn Mỹ có nhiều “Việt Cộng” ẩn náu.
Sau khi không tìm được một lính “Việt Cộng” nào, các binh lính thuộc binh đoàn Charlie, dưới sự chỉ huy của trung úy Calley, đã tiến hành bắn giết bừa bãi, tra tấn và hãm hiếp phụ nữ. 504 người dân không có vũ khí trong tay, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã chết trong cuộc tàn sát thảm khốc này.
Vụ thảm sát đã được che giấu tại Mỹ cho đến tháng 3 năm sau. Đến giữa tháng 11/1970, tòa án quân sự Mỹ đã mở phiên xét xử 14 binh lính liên quan trực tiếp đến vụ sát hại tại Mỹ Lai.
Tuy nhiên, trung úy William Calley là người duy nhất bị kết tội đã giết hại 22 người dân vô tội. Ông này ban đầu bị xử chung thân.
Sau khi kháng cáo nhiều lần, Calley được giảm án xuống còn 10 năm tù giam và đến năm 1974, dưới sự can thiệp của Tổng thống Mỹ bấy giờ là Richard Nixon, ông này chỉ phải chịu án 3 năm.
Sau khi trở về quê nhà và tiếp quản một cửa hàng nữ trang do bố vợ để lại, ông Calley đã sống một cuộc đời lặng lẽ, từ chối trả lời phỏng vấn báo giới trong một thời gian dài.
Trung úy Willliam L. Calley nói lời xin lỗi sau 40 năm. (Ảnh: AFP)
Sau hơn 40 năm, ông Calley lần đầu tiên bày tỏ sự ăn năn về tội ác năm xưa tại một buổi họp mặt ở câu lạc bộ tình nguyện địa phương vào tháng 8/2009.
Một người có mặt tại buổi gặp gỡ hôm đó cho hay ông Calley đã xin lỗi ngay khi bắt đầu bài nói trước mọi người. "Những người tham dự đều cảm nhận rõ rằng Calley rất ăn năn. Ông ấy nói nhỏ, khó nghe, và khó nhọc khi trả lời các câu hỏi”, người này cho biết.
Ông William George Eckhardt, Tổng công tố viên trong vụ án ở Mỹ Lai nhận định về hành động của Calley rằng: “Xin lỗi vì giết quá nhiều người không phải là một điều dễ dàng. Ít nhất đến giờ ông ấy đã công khai nhận trách nhiệm”.
Một người bạn của ông Calley nói cựu binh này từng kể với ông về cuộc chiến tại Việt Nam và nhận định dẫu có tội trong cuộc thảm sát Mỹ Lai năm 1968, ông Calley là người “có lòng trắc ẩn”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận