Kể từ khi công chiếu, bộ phim “Snowdrop” liên tục phải đối mặt với những cáo buộc xuyên tạc lịch sử. Hiện tại, theo truyền thông Hàn Quốc, đã có hơn 300.000 chữ ký đồng thuận vào bản kiến nghị lên Nhà Xanh, yêu cầu hủy phát sóng bộ phim.
"Snowdrop" của Jisoo và Jung Hae In được tòa án phán quyết có lợi, tiếp tục lên sóng
Không dừng ở đó, theo Allkpop, một nhóm công dân còn đệ đơn kiện đài JTBC, đề nghị dừng phát sóng phim. Những người này cho rằng, bộ phim này đã xâm phạm đến quyền lợi cá nhân khi phản ánh sai lệch sự kiện họ từng trải qua.
Tuy nhiên mới đây, tòa án quận Tây Seoul đã bác bỏ đơn kiện này. Theo thông tin từ phía tòa án “Ngay cả khi nội dung của “Snowdrop” được phát triển từ việc xuyên tạc lịch sử, vẫn không thể khẳng định công chúng sẽ chấp nhận và tin theo những nội dung không chính xác một cách mù quáng”.
Tòa án cũng cho biết thêm: “Trừ khi nội dung của bộ phim liên quan trực tiếp đến nhóm công dân, bằng không rất khó để lập luận rằng bộ phim đã xâm phạm quyền lợi nào của nhóm công dân”.
Theo Tòa án, ngay cả khi phim xuyên tạc lịch sử, cũng khó có khả năng công chúng tin theo một cách mù quáng
Trong khi đó, đài JTBC cũng phản bác các cáo buộc bộ phim xuyên tạc lịch sử. JTBC cho rằng, đây chỉ là một sự hiểu lầm. Các tập phim trong tương lai sẽ làm sáng tỏ những hiểu lầm đó.
Hiện tại, Nhà Xanh vẫn chưa có thông tin chính thức trả lời những kiến nghị dừng bộ phim “Snowdrop”. Trong khi đó vào tháng 7/2021, khi "Snowdrop" đang khởi quay và vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận, Nhà Xanh đã có thông tin phải hồi cho các đơn kiến nghị yêu dừng quay bộ phim.
Bộ phim liên tục gặp nhiều chông gai trong quá trình quay và phát sóng
Theo đó, Nhà Xanh cho biết, “Đạo luật phát sóng” đảm bảo quyền tự do và độc lập của đài truyền hình với chương trình phát sóng quy định, không thể điều chỉnh hoặc can thiệp vào chương trình phát sóng mà không tuân thủ các điều kiện theo quy định.
“Sự tham gia trực tiếp của Chính phủ vào công việc sáng tạo trong trường hợp đặc biệt đòi hỏi phải tiếp cận một cách thận trọng, vì có thể là một hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận”.
Tuy nhiên, nếu các chương trình phát sóng vi phạm các quy định, như xuyên tạc lịch sử quá mức, cần phải có sự cân nhắc của Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc (KCSC).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận