Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo đẩy nhanh triển khai đầu tư trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL |
Sáng 9/1, tại Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) chức Hội nghị “Thu hút đầu tư, kinh doanh logistics vào vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chỉ đạo đẩy nhanh triển khai đầu tư trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL.
Huy động tối đa nguồn lực phát triển logistics khu vực ĐBSCL
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, vùng Tây Nam Bộ nằm ở cực Nam của Tổ quốc, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và vùng Đông Nam Bộ; phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông là vùng có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển KT-XH, GTVT và hệ thống logistics.
Tuy nhiên, đến nay hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông và hệ thống logistics trong vùng ĐBSCL vẫn còn kém phát triển. Quy mô của các trung tâm logistics còn nhỏ (dưới 10 ha) và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành phố, chưa phát triển được đến quy mô phục vụ một ngành hoặc một vùng kinh tế có tiềm năng phát triển. Dịch vụ được cung cấp của các trung tâm logistics còn hạn chế; tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics còn yếu, nhiều thủ tục liên quan đến hoạt động logistics còn chưa hợp lý; cơ sở hạ tầng phục vụ logistics còn nhỏ lẻ, manh mún; năng lực quản trị, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp logistics chưa bắt kịp với sự phát triển chung và đáp ứng yêu cầu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các trung tâm chưa được đầu tư đồng bộ, lượng khách hàng có thể phục vụ được còn ít, quy mô và chất lượng dịch vụ hạn chế, đặc biệt đến nay trong vùng chưa có trung tâm logistics hàng không, cảng biển chính thức theo quy hoạch của Quyết định 1012/TTg và được công bố quốc tế.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tân Nam Bộ, Bộ GTVT, Bộ Công thương chừn kiến việc ký kết hợp tác giữa Ban chỉ đọa tây nam Bộ và Hiệp hội các doanh nghiệp logistics Việt Nam |
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các địa phương cần quán triệt tinh thần của Chính phủ về phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, xây dựng bộ máy hành chính phục vụ, liêm chính, hành động, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, kinh doanh, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững. Phải xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Trong đó hỗ trợ tối đa, tăng cường trao đổi, đối thoại với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đó có đầu tư kinh doanh logistics vào Vùng ĐBSCL. Bộ Công Thương trao đổi với các địa phương, địa phương liên quan đẩy nhanh triển khai đầu tư trung tâm logistics tại vùng ĐBSCL theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt... Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) tăng cường phối hợp với BCĐ TNB trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch về logistics, kêu gọi đầu tư các dịch vụ logistics trong vùng, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư; phối hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động logistics....
Đầu tư hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển logistics
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL có 4 lĩnh vực: đường bộ, đường thủy, đường hàng hải và đường hàng không. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng trong thời gian quan hệ thống giao thông trong khu vực đã được đầu tư rất nhiều.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật phát biểu tại hội nghị |
Về đường hàng không đã có 4 sân bay có năng lực khai thác 5,6 triệu hành khách/năm. Trong đó có hai sân bay quốc tế và hai sân bay địa phương. Như vậy về vận tải hành khách bằng hàng không cơ bản đã đáp ứng tốt. Còn về vận tải hàng hóa bằng hành không, Việt Nam hiện chưa có hãng nào vận tải hàng hoá bằng hàng không vì nhu cầu vận chuyển hàng hóa ít và các hãng hàng không nước ngoài vào hoạt động cũng đã đáp ứng như cầu. Bộ GTVT cũng đã chỉ đạo Vietnam Airlines nghiên cứu đáp ứng khi có nhu cầu vận chuyển hoa quả, nông, thủy sản xuất khẩu bằng đường hàng không.
Về đường bộ hiện có 5 tuyến trục dọc nối liền các tỉnh thành ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh; còn truc ngang thì rất nhiều.
Về đường hàng hải, luồng Quan Chánh Bố đã thông, tàu trọng tải 10.000 tấn (đủ tải) và 20.000 tấn (giảm tải) đã có thể qua lại. Sắp tới đây, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Cục hàng hải Việt Nam công bố luồng chính thức. Về mặt thủ tục, Cục hàng hải Việt Nam cũng đã thực hiện khai báo khai báo điện tử...
Về đường thủy nội địa nội địa, trong nội địa 13 tỉnh, thành trong khu vực có 3 tuyến đường thủy nội địa lên TP Hồ Chí Minh rất tốt. Đối với kênh Chợ Gạo đã xong giai đoạn 1 khai thác tốt. Giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong tháng 4/2017. Khi hoàn thành phấn đấu tàu 3000 tấn có thể chạy được. Hiện còn vướng mắc cần Bộ Công thương và các địa phương quan tâm hỗ trợ là khu vực ĐBSCL có 25 cây cầu “ngăn sông cấm chợ”, đặc biệt là cầu Măng Thít (Vĩnh Long - Trà Vinh) tỉnh không rất thấp tàu không chạy được. Ngoài ra, có hơn 100 đường điện cao thế bắc ngang sông làm ảnh hưởng đến việc tàu qua lại.
“Bộ GTVT dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đang quyết liệt thúc đẩy tất cả các cơ sở hạ tầng ở ĐBSCL để làm thế nào 90% lượng gạo xuất khẩu của toàn quốc nằm ở khu vực này sẽ có giá thành vận chuyển, giá thành logistics thấp nhất; 60 đến 70% hoa quả và nông, thủy, sản khu vực này ra đến tận thị trường các nước trên thế giới cũng có giá thành cạnh tranh thấp nhất”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, đa số các đại biểu đều cho rằng để phát triển logistics ở khu vực ĐBSCL cần phải có chính sách và hình thành một trung tâm logistics tại khu vực ĐBSCL.
Xem thêm video: Luông cho tàu biển vào Sông Hậu sắp đến ngày cán đích thông luồng
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận