Đề thi môn Ngữ Văn - thi THPT quốc gia 2019
Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia năm nay đề cập đến tác phẩm "Trước biển" của nhà thơ Vũ Quần Phương và tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
>>> Đáp án đề thi môn Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 (Cập nhật sau khi có đề thi...)
Sáng 25/6, thí sinh THPT Quốc gia đã làm bài thi môn Ngữ Văn với thời gian 120 phút. Đây là môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, để giáo viên, học sinh có định hướng ôn tập, từ đầu tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia 2019 với 5 bài thi, trong đó có Ngữ văn.
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia năm 2019:
Từ đề thi tham khảo, các giáo viên nhận định, đề thi chính thức năm 2019 sẽ không quá khó mà rải đều ở các cấp độ nhận thức, có những câu hỏi liên hệ thực tiễn. Cụ thể, đối với đề thi môn Ngữ văn, xu hướng và cách thức ra đề thi những năm gần đây thông thường chú ý kiểm tra kiến thức lẫn kỹ năng. Những vấn đề được đặt ra trong đề văn ngày càng gần gũi và gắn bó với cuộc sống.
Nếu đề thi chính thức tương đương đề thi thử thì đề thi sẽ có 3 phần: đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Trong đề thi thử, ở phần đọc hiểu nội dung có thể sát với thời sự, nhưng bài văn thì khó liên hệ với thời sự, đời sống.
Trả lời câu hỏi của báo chí về đề thi THPT quốc gia năm 2019, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT khẳng định: Nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi mở. Đặc biệt, đề thi có câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. Đề thi có các câu hỏi ở mức độ cơ bản, đáp ứng mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi có tác dụng phân hóa ở mức độ hợp lý để hỗ trợ công tác tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; các câu hỏi được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.
“Bộ GD-ĐT xác định, quan trọng nhất của đề thi là phải đảm bảo chính xác, không sai, đánh giá được khách quan, chính xác, công bằng năng lực của học sinh. Trên cơ sở đó, chúng ta sử dụng vào mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học”, ông Trinh nhấn mạnh.
Lịch thi THPT Quốc gia 2019:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận