Xã hội

Đền bù di dân xây đường mới cần thế nào?

09/01/2023, 06:14

Để mở mới được một tuyến đường, một trong những khâu khiến chính quyền đau đầu và người dân không đồng thuận là mức đền bù giải phóng mặt bằng.

Dân không đồng thuận, khiếu kiện kéo dài khiến tiến độ toàn dự án bị ảnh hưởng. Điều này diễn ra ở rất nhiều dự án giao thông, khiến chủ đầu tư, nhà thầu như ngồi trên lửa và nỗi bức xúc của không ít bà con.

Cán bộ chính quyền biết không? Tất nhiên là biết nhưng làm gì để xử lý được việc này thì không phải ai cũng biết, bởi các quy định xác định giá trị đền bù đang khá phức tạp và xa rời thực tế.

img

GPMB cao tốc Bắc - Nam ở Bình Định (Ảnh minh họa)

Mới đây, liên quan tới việc giải phóng mặt bằng xây đường cao tốc Bắc - Nam, Bí thư tỉnh ủy Bình Định có phát biểu rất thẳng thắn: “Người dân đang ở yên ổn giờ bắt phải đi, đền bù chỉ đạt 60 - 70% thì sao chấp nhận được. Không có chủ trương nào ép dân như thế cả”.

Bí thư Bình Định nói, nếu để xảy ra tình trạng dân nhận tiền đền bù xong không đủ xây lại nhà thì Giám đốc Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm, phải xây nhà cho dân ở.

Nếu mà tỉnh nào, lãnh đạo cũng chỉ đạo sát sao như Bình Định thì chắc chắn việc giải phóng mặt bằng không còn là điểm nóng không hồi kết.

Nếu Bí thư tỉnh ủy thật sự gần dân, nắm được hết các bất cập trong quy định đền bù giải phóng mặt bằng thì chắc chắn họ sẽ có chỉ đạo tháo gỡ tại địa phương hoặc có tiếng nói để báo cáo Chính phủ, các Bộ, ngành thay đổi chính sách, để việc đền bù không còn là nguyên nhân khiếu kiện đông người, không làm chậm tiến độ các dự án liên quan đến sinh kế của cả triệu con người.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.