Xã hội

Dịch Covid-19 ngày 15/2: Cả nước thêm 31.814 ca mới, Hà Nội lên 3.972 ca

Tin tức dịch Covid-19 ngày 15/2 tại Việt Nam: Lần đầu số mắc trong ngày của cả nước lên kỷ lục 31.814 ca, riêng Hà Nội chạm mốc gần 4.000 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 14/2 đến 16h ngày 15/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 31.814 ca nhiễm mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 31.787 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.384 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 22.870 ca trong cộng đồng).

img

Lần đầu số mắc trong ngày của cả nước lên kỷ lục 31.814 ca, riêng Hà Nội chạm mốc gần 4.000 ca.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.972), Hải Dương (1.807), Hải Phòng (1.417), Nam Định (1.354), Thái Nguyên (1.294), Quảng Ninh (1.246), Ninh Bình (1.136), Vĩnh Phúc (1.135), Nghệ An (1.113), Phú Thọ (1.080), Bắc Ninh (1.041), Hòa Bình (898), Bắc Giang (855), Thanh Hóa (796), Lạng Sơn (784), Đà Nẵng (732), Bình Định (710), Lào Cai (661), Sơn La (599), Hưng Yên (596), Thái Bình (596), Quảng Nam (571), Bà Rịa - Vũng Tàu (494), Yên Bái (453), Gia Lai (437), Quảng Bình (435), Hà Tĩnh (426), Khánh Hòa (395), Tuyên Quang (373), Đắk Lắk (372), Lâm Đồng (362), Quảng Trị (349), TP. Hồ Chí Minh (341), Cao Bằng (245), Thừa Thiên Huế (244), Phú Yên (243), Hà Nam (226), Bình Phước (219), Đắk Nông (210), Kon Tum (163), Cà Mau (156), Điện Biên (155), Quảng Ngãi (154), Lai Châu (135), Hà Giang (127), Bắc Kạn (92), Bình Thuận (81), Tây Ninh (66), Bình Dương (58), Vĩnh Long (53), Trà Vinh (50), Đồng Nai (47), Kiên Giang (46), Bến Tre (43), Bạc Liêu (37), Đồng Tháp (25), Cần Thơ (22), Sóc Trăng (21), An Giang (17), Ninh Thuận (10), Tiền Giang (8 ), Long An (4).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-595), Nghệ An (-272), Bình Phước (-250).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+465), Quảng Ninh (+354), Bình Định (+273).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 27.330 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.572.087 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 26.045 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.564.888 ca, trong đó có 2.239.456 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (516.477), Bình Dương (293.201), Hà Nội (176.043), Đồng Nai (100.141), Tây Ninh (88.836).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.326 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.242.273 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.926 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.222 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 305 ca; Thở máy không xâm lấn: 94 ca; Thở máy xâm lấn: 289 ca; ECMO: 16 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 14/02 đến 17h30 ngày 15/02 ghi nhận 85 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (4) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Định (1), Long An (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Khánh Hòa (9 ca trong 02 ngày), Quảng Ngãi (6 ca trong 02 ngày), Bình Định (5), Đà Nẵng (5), Kiên Giang (5), Quảng Nam (4), Bắc Ninh (3), Nam Định (3), Nghệ An (3), Tây Ninh (3), Vĩnh Long (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Hà Nam (2), Lạng Sơn (2), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đắk Nông (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Quảng Ninh (1), Thái Bình (1), Thái Nguyên (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 86 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.122 ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.808.038 mẫu tương đương 77.963.670 lượt người, tăng 42.810 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 14/2 có 525.064 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 186.479.340 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.226.500 liều, tiêm mũi 2 là 74.769.707 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.483.133 liều.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

img

Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 25.918 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.540.273 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.723 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (516.136), Bình Dương (293.363), Hà Nội (172.021), Đồng Nai (100.094), Tây Ninh (88.770).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.193 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.232.947 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 1.990 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 281 ca; thở máy không xâm lấn: 75 ca; thở máy xâm lấn: 279 ca; ECMO: 15 ca.

Trung bình mỗi ngày có 88 ca bệnh tử vong

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.765.228 mẫu tương đương 77.827.425 lượt người, tăng 51.533 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 13/2 có 247.072 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.041.993 liều.

Hà Nội tăng vọt lên hơn 3.500 F0, gần 600 ca nặng, nguy kịch

Ngày 14/2 Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19, tăng hơn 500 ca so với trung bình nhiều ngày gần đây.

Bản tin COVID-19 ngày 14/2 của Hà Nội cho biết, trong 24 giờ qua TP phát hiện thêm 3.507 ca bệnh mới, trong đó có 557 ca cộng đồng. Trong nhiều ngày gần đây, số mắc hàng ngày của Hà Nội dao động trong khoảng 2.700- gần 3.000 ca.

img

Hà Nội đang có 2.072 ca bệnh F0 mức độ trung bình (tăng 29% so với trung bình 7 ngày trước)

Bệnh nhân phân bố tại 477 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (160); Chương Mỹ (154); Đống Đa (137); Nam Từ Liêm (125); Bắc Từ Liêm (110)

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 175.245 ca.

Tới hết ngày 13/2, tại Hà Nội (bệnh viện Trung ương và TP) đang có hơn 87.800 F0 đang điều trị, tăng hơn 3.400 F0 so với ngày 12/2.

Trong đó có hơn 83.500 F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm 95%), tăng hơn 7.100 ca so với ngày 12/2. Ngoài ra, có 747 ca đang điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố và quận, huyện.

3.138 bệnh nhân (chiếm 3,5%) điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3), tăng 144 ca. Số còn lại 338 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Theo thống kê của Bộ Y tế tới hết ngày 13/2, Hà Nội đang có 2.072 ca bệnh F0 mức độ trung bình (tăng 29% so với trung bình 7 ngày trước). Số bệnh nhân nặng, nguy kịch là 595 ca, giảm 1%, riêng số bệnh nhân phải thở máy là 517 ca.

Nhiều người Hải Phòng mắc Covid-19 nhưng không khai báo

Một số người dân Hải Phòng mắc Covid-19 nhưng không khai báo y tế, tự mua thuốc về nhà dùng, gây khó khăn trong việc quản lý và điều trị.

img

Phó giám đốc Thường trực Sở Y tế Hải Phòng cho hay thuốc kháng virus từ nguồn cung ứng của Bộ Y tế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị.

Vấn đề trên được nêu ra tại cuộc họp trực tuyến diễn ra chiều 14/2 của UBND TP Hải Phòng về công tác phòng chống dịch Covid-19. Phó giám đốc Thường trực Sở Y tế Phan Huy Thục cho hay tính đến ngày 13/2, Hải Phòng ghi nhận 68.091 ca mắc Covid-19.

Đến nay, thành phố có 35.558 ca xuất viện; 110 ca tử vong (chiếm 0,16%); 32.423 ca đang điều trị, trong đó có 31.032 người điều trị tại nhà (chiếm 95,7%).

Ông Thục cho hay hiện một số người dân mắc Covid-19 nhưng không khai báo y tế, tự mua thuốc về nhà dùng. Điều này gây khó khăn cho đơn vị y tế trong việc giám sát, quản lý và điều trị. Người dân còn biểu hiện chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Nhân lực tại một số đơn vị y tế còn mỏng, đặc biệt khi số ca mắc tăng nhanh, nhân lực tại trạm y tế không đủ để quản lý, theo dõi F0 tại nhà.

Nhiều nhân viên y tế mắc Covid-19 từ cộng đồng và trong khu điều trị. Thuốc kháng virus từ nguồn cung ứng của Bộ Y tế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị.

“Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo nên việc dự toán mua sắm gặp nhiều khó khăn, khó chủ động”, lãnh đạo Sở Y tế thông tin.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang nhấn mạnh rằng trong công tác phòng, chống dịch không chủ quan lơ là nhưng không được hoảng sợ, lo lắng. Theo ông, số lượng người tử vong của Hải Phòng hiện thấp hơn so với trung bình của cả nước, các cơ sở y tế đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cho ca nặng.

Thành phố sẵn sàng kinh phí cho công tác phòng chống dịch. Đối với việc tổ chức các tổ chăm sóc tại cộng đồng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị giao cho các địa phương chủ động, tăng cường lực lượng ở cở sở. Cán bộ phải am hiểu công việc, năng nổ, tích cực, không cần đông, không cần nhiều nhưng phải hiệu quả và có chế độ phụ cấp.

Bí thư Hải Phòng đồng ý chủ trương điều động sinh viên y tế về những nơi có áp lực nhất và đề nghị tăng cường truyền thông để nâng cao kiến thức cho người dân để họ không chủ quan, cũng không quá lo lắng.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đánh giá số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tăng cao hơn so với trước Tết. Ông Tùng đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung cao hơn nữa cho công tác phòng chống dịch, trong đó lưu ý đến tuyên truyền để người dân không chủ quan, hoang mang, đặc biệt đối với việc tự ý sử dụng thuốc, gây nhiều tác dụng phụ.

Đối với những người đến cơ quan làm việc, học sinh đến trường, F0 được ở nhà điều trị, F1 xét nghiệm âm tính được sinh hoạt bình thường. Tất cả trường học mở cửa đón học sinh.

UBND thành phố quyết định không mở thêm trạm y tế lưu động, nhưng tăng thêm nhân lực, vật lực cho các trạm này. Thành phố huy động sinh viên Đại học Y Dược, Cao đẳng Y, Đại học Hải Phòng từ ngày 16/2 đến ngày 16/3 để hỗ trợ trạm y tế lưu động tại các địa phương có số ca mắc cao. Thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí, giao Sở Y tế bố trí thời gian phù hợp để sinh viên tiếp tục duy trì việc học tập tại trường.

Đối với việc thành lập tổ chăm sóc tại cộng đồng, Chủ tịch TP Hải Phòng đồng ý phương án tổ chức thí điểm tại các địa phương có số ca mắc cao; yêu cầu ngành y tế chỉ đạo thanh tra việc quầy bán thuốc điều trị Covid-19 không đúng quy định.

Lãnh đạo thành phố khuyến khích người dân tự xét nghiệm nhanh và khai báo với chính quyền địa phương khi có kết quả dương tính.

Học sinh ở TP.HCM ngày đầu trở lại trường, phát hiện 3 trẻ là F0

Thông tin trên được đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM cho biết tại buổi họp báo cung cấp, tuyên truyền một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 14/2.

img

Ngày đầu tiên học sinh đến trường, TP.HCM ghi nhận 1 trường hợp F0 tại khối mầm non, 1 F0 tại khối tiểu học và 1 F0 tại khối lớp 6.

Một trong những vấn đề được quan tâm tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM chiều 14/2 là ngày đầu tiên trẻ mẫu giáo và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trở lại.

Thông tin về tình hình này, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT) Trịnh Duy Trọng cho biết, hôm nay (14/2) có 151.335/288.262 trẻ mẫu giáo đến trường đạt tỉ lệ 66,33%; 670.366/698.356 học sinh tiểu học, đạt 95,99%; 89.818/94.903 học sinh lớp 6, đạt tỉ lệ 94,64%.

Trong tuần đầu đi học trở lại, khối mầm non không tổ chức ăn sáng, bảo mẫu, giáo viên tập trung đón trẻ từ đầu buổi học và có tầm soát (sát khuẩn, đo thân nhiệt...), phối hợp với phụ huynh học sinh để có sự chăm sóc phù hợp.

Ở bậc tiểu học, nhiều cơ sở giáo dục đã tổ chức dạy học chương trình học kỳ II cùng với hoạt động bán trú để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, cũng còn một số cơ sở chưa tổ chức lại hoạt động này do chưa đáp ứng điều kiện về quy định phòng chống dịch cũng như cơ sở vật chất.

Theo đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường tổ chức nhiều phương án đón học sinh, phân chia buổi học, thời gian đến trường và ra về cho từng khối lớp để đảm bảo giãn cách học sinh. Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, luôn cảnh giác, ứng xử kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Liên quan đến tình hình ngày đầu tiên học sinh đến trường, TP.HCM ghi nhận 1 trường hợp F0 tại khối mầm non, 1 F0 tại khối tiểu học và 1 F0 tại khối lớp 6. Ba trường hợp trên đều được y tế địa phương xử lý theo quy định, tất cả F1 đều được xét nghiệm và có kết quả âm tính.

Tính đến 18 giờ ngày 9/2/2022, có 516.801 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 515.892 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 909 trường hợp nhập cảnh.

Hiện TP.HCM đang điều trị 739 bệnh nhân, trong đó: có 38 trẻ em dưới 16 tuổi, 72 bệnh nhân nặng đang thở máy, 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 13/2 có 90 bệnh nhân nhập viện, 86 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 317.800), 1 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 20.399 người).

Về tiêm vaccine phòng COVID-19, đến ngày 13/2/2022, đã có 8.107.716 mũi 1; 7.300.956 mũi 2; 663.223 mũi bổ sung và 3.943.919 mũi nhắc lại được tiêm cho người dân TP.HCM.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.