Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 23/2, Bộ Y tế cho biết từ 16h ngày 22/2 đến 16h ngày 23/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 60.338 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.467 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 42.145 ca trong cộng đồng).
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới trong ngày 23/2
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.419), Bắc Giang (2.998), Hải Dương (2.944), Hòa Bình (2.595), Bắc Ninh (2.505), Phú Thọ (2.499), Nam Định (2.203), Vĩnh Phúc (2.013), Quảng Ninh (1.868), Hải Phòng (1.816), Ninh Bình (1.739), Hưng Yên (1.617), Yên Bái (1.556), Nghệ An (1.525), Thái Nguyên (1.499), TP HCM (1.451), Lào Cai (1.406), Thái Bình (1.385), Lạng Sơn (1.322), Khánh Hòa (1.296), Tuyên Quang (1.277), Đắk Lắk (1.262), Quảng Nam (1.097), Bình Định (1.059), Hà Giang (1.057), Đà Nẵng (918), Cao Bằng (873), Quảng Bình (825), Thanh Hóa (803), Bình Phước (731), Hà Tĩnh (694), Lâm Đồng (636), Điện Biên (560), Bà Rịa - Vũng Tàu (515), Hà Nam (448), Phú Yên (388), Cà Mau (378), Bình Dương (373), Lai Châu (371), Quảng Trị (327), Gia Lai (314), Đắk Nông (264), Thừa Thiên Huế (226), Bình Thuận (185), Kon Tum (155), Tây Ninh (142), Quảng Ngãi (108), Bắc Kạn (103), Bạc Liêu (98), Đồng Nai (92), Bến Tre (84), Vĩnh Long (69), Trà Vinh (50), Long An (49), Cần Thơ (41), Đồng Tháp (30), Ninh Thuận (19), Sóc Trăng (18), An Giang (14), Tiền Giang (12), Hậu Giang (9), Kiên Giang (8 ).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (1.494), Lào Cai (650), Bắc Ninh (337).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (876), Hà Nội (559), Lạng Sơn (557).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 47.264 ca/ngày.
Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP HCM (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.972.378 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.092 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.965.092 ca, trong đó có 2.317.905 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (523.593), Bình Dương (294.644), Hà Nội (218.100), Đồng Nai (100.666), Tây Ninh (89.370).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 15.641 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.320.722 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.263 ca.
Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 91 ca tử vong tại TP HCM (3), trong đó 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (11), Bình Định (7), Hải Dương (6), Quảng Nam (6), Đà Nẵng (4), Hòa Bình (4 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (4), Hải Phòng (3), Lạng Sơn (3), Nam Định (3), Ninh Bình (3), Phú Yên (3), Bắc Ninh (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Hà Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Sóc Trăng (2), Thái Bình (2), Thanh Hóa (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Khánh Hòa (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 84 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.719 ca, chiếm tỉ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.277.610 mẫu tương đương 78.664.831 lượt người, tăng 73.823 mẫu so với ngày trước đó.
Ngày 22/2 có 408.611 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 192.403.472 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.634.046 liều: Mũi 1 là 70.899.025 liều; Mũi 2 là 67.329.883 liều; Mũi 3 là 1.452.734 liều; Mũi bổ sung là 13.554.051 liều; Mũi nhắc lại là 22.398.353 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.769.426 liều: Mũi 1 là 8.612.462 liều; Mũi 2 là 8.156.964 liều.
Lào Cai hỏa tốc dừng nhiều hoạt động kinh doanh
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp và lan rộng của dịch Covid-19 trên cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng; nhằm tăng cường các biện pháp thực hiện "Thích ứng an toàn, linh toạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Trong 10 ngày, kể từ 12h00 ngày 24/2, tại các xã, phường, thị trấn có dịch ở cấp độ 4, tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu như: Cơ sở làm đẹp, cắt tóc, gội đầu, spa, làm móng.
Hình ảnh mang tính minh họa
Đối với các nhà hàng ăn uống, quán cơm, quán bia, ăn sáng, quán cafe, giải khát...; các dịch vụ ăn uống trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh... không phục vụ tại chỗ, chỉ bán cho khách mang về.
Lào Cai yêu cầu các địa phương khi tổ chức các hoạt động sự kiện, hội nghị cần phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch và số lượng không được quá 50 người. Đối với sự kiện quá 50 người trở lên phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
UBND tỉnh Lào Cai khuyến khích người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh tại nhà. Khi có kết quả dương tính báo với Trạm Y tế địa phương để xác định các trường hợp F0 và quản lý, điều trị theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu đảm bảo "bốn tại chỗ", nhất là thuốc, vật tư tiêu hao, kít xét nghiệm... để đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Chủ động có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đấu thầu mua sắm vật tư, sinh phẩm, kít xét nghiệm..., không trông chờ, ỷ lại tuyến trên.
Theo Bản tin về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày 23/02/2022:
Tổng số F0 ghi nhận mới: 1.406 trường hợp (giảm 650 trường hợp so với ngày 22/02/2022).
Tử vong: 02 trường hợp.
Bắc Giang yêu cầu cán bộ, công chức không tụ tập ăn uống để phòng Covid-19
Ngày 23/2, UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản tăng cường nhiều biện pháp mạnh nhằm hạn chế tụ tập đông người, tổ chức ăn, uống để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp; dịch đã lây lan rộng trong cộng đồng, nhà trường, doanh nghiệp…; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhiều người nhiễm bệnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian qua, một số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người dân còn lơ là, chủ quan, không thực hiện nghiêm các quy định trong công tác PCD; nhất là còn tụ tập đông người, tổ chức giao lưu, ăn uống.
Do vậy, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động tuyệt đối không được tổ chức giao lưu, ăn, uống (kể cả khi tổ chức hội nghị, hội thảo...). Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải gương mẫu chấp hành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 các huyện, TP tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về cách điều trị F0 tại nhà; đặc biệt, hạn chế tụ tập, tổ chức ăn, uống đông người.
Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, đến 16h00, ngày 23/2/2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 2.998 ca mắc mới COVID-19. Cụ thể ca mắc ghi nhận trong ngày tại các huyện, thành phố: Lạng Giang (755), Lục Nam (726), Việt Yên (444), TP. Bắc Giang (427), Yên Thế (202).Tân Yên (175), Yên Dũng (113), Lục Ngạn (111), Sơn Động (45).
Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận hơn 20 nghìn F0, hiện nhiều Trạm y tế cấp phường, xã đã hết kit xét nghiệm Covid-19 cho người dân.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.890.252 ca nhiễm
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.882.983 ca, trong đó có 2.302.264 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.682 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
Bác sĩ đang siêu âm cho 1 ca bệnh nhi mắc hậu Covid-19 tại khu điều trị tích cực, BV Nhi Trung ương.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 43.605 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.890.252 ca nhiễm, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 29.261 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.882.983 ca, trong đó có 2.302.264 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (522.142), Bình Dương (294.271), Hà Nội (210.681), Đồng Nai (100.574), Tây Ninh (89.228).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.412 ca nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.305.081 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.434 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 2.708 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 334 ca; Thở máy không xâm lấn: 106 ca; Thở máy xâm lấn: 273 ca; ECMO: 13 ca.
Cả nước có 77 ca tử vong, Hà Nội có 17 ca
Từ 17h30 ngày 21/02 đến 17h30 ngày 22/02 ghi nhận 77 ca tử vong tại: Hà Nội (17), Thanh Hóa (8 ca trong 02 ngày), Nghệ An (6), Bình Định (4), Kiên Giang (4), Phú Yên (4), Đà Nẵng (3), Đắk Lắk (3), Hòa Bình (3), Vĩnh Long (3), Bình Phước (2), Hải Phòng (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Nam Định (2), Sóc Trăng (2), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1), Quảng Ngãi (1), Thái Bình (1), TP. Hồ Chí Minh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 80 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.682 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.203.787 mẫu tương đương 78.586.958 lượt người, tăng 40.171 mẫu so với ngày trước đó.
Biến chủng Omicron tại TP.HCM đang tăng cao, nguy cơ 'biến thể tàng hình'
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nhận định nguy cơ biến thế BA.2 - virus được mệnh danh là chủng Omicron "tàng hình" - đã tồn tại trên địa bàn TP.HCM.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19.
Chiều 22/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM đã họp giao ban với các quận huyện và TP Thủ Đức về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nhận định biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trên địa bàn TP.HCM.
Nhận định này dựa trên kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại TP.HCM từ ngày 10-2 đến ngày 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron (chiếm 76%). Nhóm biến chủng Delta chỉ còn chưa đến 30%.
Theo ông Thượng, đây là cách khảo sát mới để ứng phó với biến chủng Omicron. Để khẳng định độ chính xác của phương pháp này, ngành y tế tiếp tục lấy ngẫu nhiên 26 mẫu trong 70 mẫu nhiễm biến chủng Omicron để giải trình tự gien và 100% kết quả là biến chủng Omicron.
“Đây là cơ sở khoa học cho thấy biến chủng Omicron tại TP.HCM đang tăng cao. Điều này cũng một phần lý giải cho số bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn có chiều hướng tăng” - ông Thượng nói.
Ông Tăng Chí Thượng cũng nhận định nguy cơ biến thế BA.2 đã tồn tại trên địa bàn TP.HCM, nhưng cần những nghiên cứu, đánh giá sâu hơn. BA.2 - là chủng Omicron “tàng hình”, đã thay thế chủng Omicron ban đầu để trở thành virus thống trị ở một số nước trên thế giới. Biến chủng này được cho là có khả năng gây bệnh nặng, lây lan nhanh, vô hiệu hóa miễn dịch, vaccine và khó phát hiện qua xét nghiệm.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đề nghị nhóm nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu cùng Sở Y tế sớm chuẩn bị kịch bản trong trường hợp biến thể mới này xuất hiện. TP.HCM cần dự tính cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
“Cần chuẩn bị cho tình huống biến thể này không được phát hiện ra ngay cả khi xét nghiệm, vaccine không bảo vệ được thì chúng ta cần làm gì?” – ông Nên nói.
Ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, nhiều cơ sở y tế “cháy” kit test Covid-19
Trước sự tăng nhanh của các ca F0, nhiều cơ sở y tế và các địa phương đang lâm vào tình trạng “cháy” kit xét nghiệm nhanh Covid-19.
“Cháy” nguồn dự phòng, nguồn cung khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều người dân các xã Hương Lâm, Châu Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết: Nhiều F0, F1 điều trị, cách ly tại nhà bị Trạm y tế các xã thu 100 nghìn đồng/người/ lần đến test nhanh Covid-19. Trong khi đó, các văn bản của huyện, xã lại khẳng định toàn bộ chi phí liên quan đều miễn phí, do ngân sách huyện, xã chi trả, cung cấp.
Lực lượng y tế tỉnh Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh Sở Y tế Bắc Giang.
Tuy nhiên, trong thông báo đến người dân trong xã ngày 19/2, bác sỹ Nguyễn Thế Hòa, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa cho biết: “Trạm y tế luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân 24/7 để bảo đảm quyền lợi cho nhân dân. Song thực tế khi nào có nguồn test miễn phí trạm y tế mới có đủ điều kiện để phục vụ”.
Nhân dịp này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Châu Minh cũng kêu gọi mạnh thường quân ủng hộ, hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch bệnh.
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: UBND huyện Hiệp Hòa cũng đã vào cuộc xác minh thông tin người dân phản ánh. UBND huyện đã có văn bản kết luận những trường hợp F0, F1 bị áp dụng biện pháp chữa trị, cách ly tại nhà theo quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì không được phép thu tiền.
Riêng các trường hợp đến khai báo, phải xét nghiệm sàng lọc thì các cơ sở được thu tiền dịch vụ xét nghiệm.
Lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa cũng thông tin: Hiện nay nay nguồn hàng cung cấp kit test tại địa phương vô cùng khó khăn. Sở Tài Chính tỉnh Bắc Giang chỉ phê duyệt giá mua là 50 nghìn đồng/bộ, trong khi ngoài thị trường hiện đã tăng lên từ 70 đến 90 nghìn/bộ kit test, nhiều khi có tiền cũng không thể mua được. Nhất là sau những sai phạm của Công ty Việt Á được công bố, nhiều đơn vị không giám tổ chức đấu thầu vì giá quy định quá thấp.
Tương tự, những ngày gần đây mỗi ngày trên địa bàn TP Bắc Giang đều ghi nhận khoảng 400 F0 và hàng nghìn F1 mới. Theo phán đoán, Trung tâm Y tế TP Bắc Giang đã dự trữ 12.000 bộ kit test trước khi tổ chức đấu thầu ngoài Tết nhưng đến ngày 20/2 số lượng dự phòng này đã hết sạch.
Hiện nay, Trạm y tế các phường, xã đang phải vận động nhân dân tự mua kit test đến nhờ Trạm Y tế xã, phường xét nghiệm hộ.
Nêu giải pháp giải quyết vấn đề này, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Hiện nay trên địa bàn đang khan hiếm nguồn cung vật tư y tế liên quan đến xét nghiệm Covid-19. Đây là tình trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước, nguồn cung khan hiếm khiến nhiều đơn vị có tiền cũng không thể mua được kit test nhanh.
Trước mắt, UBND tỉnh Bắc Giang định hướng các cơ sở y tế có thể chuyển sang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân bằng phương pháp PCR. Sau đó, mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển để các cơ sở y tế tư nhân xét nghiệm để kịp thời phát hiện, xử lý các ổ dịch mới phát sinh trong thời gian các địa phương kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu giải pháp nhập khẩu; triển khai các gói trợ giá, bình ổn giá cho mặt hàng này.
Phí xét nghiệm nhanh tại trạm y tế xã có tăng?
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Văn Sỹ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết, theo nắm bắt tình hình thị trường hiện nay, kít test nhanh kháng nguyên khan hiếm. Tại Bệnh viện tỉnh hiện chỉ còn hơn 1.000 bộ kit test, còn sinh hóa phẩm để xét nghiệm PCR vẫn còn để duy trì.
Kit xét nghiệm nhanh Covid-19. Ảnh Minh họa.
“Đơn vị tự chủ mua kít test nhanh. Với số lượng còn lại như hiện nay chỉ duy trì được khoảng 1-2 ngày vì lượng người vào bệnh viện nhiều và đã phát hiện rất nhiều ca dương tính với Sars-CoV-2. Chúng tôi cũng đang xem xét các nguồn khác để làm sao đảm bảo việc xét nghiệm. Nếu thiếu kít test nhanh thì phải chuyển sang làm sinh phẩm PCR nhưng như thế sẽ rất lâu”, ông Sỹ cho biết thêm.
Được biết, chỉ riêng ngày 21/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.276 bệnh nhân mắc Covid-19 mới. Trong đó, gần 1.000 ca bệnh phát hiện trong cộng đồng, khám sàng lọc y tế.
Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá cho rằng: Hệ thống cơ sở y tế trong công lập hiện nay vẫn đảm bảo nguồn cung cấp. Đơn vị nào cần sẽ phân phối về cho các đơn vị. Hiện nguồn kít test nhanh và sinh hoá phẩm vẫn đảm bảo cho các Trung tâm y tế ở các địa phương.
Tại Nghệ An, những ngày này lượng người mắc Covid-19 liên tục tăng, hiện nay đã vượt mốc 2.500 ca/ngày. Đến ngày 22/2, số lượng bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở y tế và tại nhà là 27.374 người. Vì lượng bệnh nhân tăng nhanh nên tại một số cơ sở Y tế đã xảy ra tình trạng thiếu kit test và bộ sinh phẩm làm xét nghiệm PCR.
Đơn cử, sáng nay, lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nhận được báo cáo từ dưới khoa là đã hết bộ sinh phẩm để làm xét nghiệm PCR. Ngay buổi sáng, lãnh đạo bệnh viện này đã ký văn bản đề nghị Sở Y tế cấp thêm 3.000 bộ. Còn bộ kit test nhanh cũng phải dùng một cách dè sẻn hơn vì số lượng dự trữ có hạn, còn mua mới thì phải chờ làm thủ tục đấu thầu theo quy định.
Bác sĩ Tuệ - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết: Chúng tôi cũng có nghe thông tin ngoài thị trường thiếu kit test, nhưng đối với các bệnh viện thì chưa có đơn vị nào gửi đến Sở về việc này.
Đối với các cơ sở đủ điều kiện bán kit test, các đơn vị nhập khẩu sẽ cung cấp cho các cơ sở này. Thế nhưng trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có đơn vị nhập khẩu nào, cũng không có nhà máy sản xuất mặt hàng này. Đây cũng là thực trạng chung của toàn quốc khi số ca mắc mỗi ngày tăng cao.
Bác sĩ Nguyễn Đình Sơn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng kit test Covid-19 ở bệnh viện vẫn đang đủ dùng.
“Bệnh viện vừa được tỉnh hỗ trợ hơn 6.000 kit test nhanh Covid-19, đồng thời trong quá trình triển khai, bệnh viện cho test mẫu gộp nên hiện nay chưa xảy ra tình trạng thiếu kit test nhanh Covid-19”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn: Trước đó, UBND tỉnh cho phép các bệnh viện thu tiền 16.400 đồng/1 lần test. Tuy nhiên, đối với hơn 6.000 kit test mà tỉnh hỗ trợ, trong quá trình triển khai, bệnh viện thực hiện test miễn phí cho những bệnh nhân điều trị nội trú và những bệnh nhân điều trị ngoại trú có các biểu hiện, triệu chứng của Covid-19 như: ho, sốt… Còn 2 ngày gần đây (từ 21/2), khi số lượng kit giảm xuống, bệnh viện thực hiện thu tiền nhưng chỉ hơn 11.000 đồng/1 lần test theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế.
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Trường Lâm - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Hiện tại trung tâm và các trạm y tế trên địa bàn vẫn đủ số lượng kit test Covid-19 để phục vụ người dân. Đối với que test được tỉnh, huyện hỗ trợ, những trường hợp F0, F1 có quyết định cách li được thực hiện test miễn phí. Với những trường hợp test dịch vụ ngoài cộng đồng thì thu phí theo quy định của tỉnh là 16.000 đồng/lượt test.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế xử trí ca mắc COVID-19; cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp
Bộ Y tế đã có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp gửi Bộ GD&ĐT.
Theo Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy, học trực tiếp, cụ thể như sau:
Hà Nội liên tiếp lập đỉnh ca mắc mới Covid-19 với con số trên 3,9 nghìn ca, tăng dần lên hơn 4 nghìn và chiều 21/2, ghi nhận 5.477 ca bệnh
Quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 trong cơ sở giáo dục
Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.
Bước 2: Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.
Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:
Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19).
Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.
Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.
Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính:
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vaccine phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày;
Hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).
Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 05 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vacine phòng COVID-19; các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 03 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.
Bộ Y tế lưu ý: Trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, … hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.
Quy định mới nhất về cách ly F1: Rút ngắn 5 ngày, 1 lần xét nghiệm
Ngày 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành hướng dẫn mới về cách ly y tế với F0 và F1. Theo đó, rút ngắn thời gian cách ly với F1, chia thành 2 nhóm.
Quy định mới sẽ giảm thời gian cách ly và số lần xét nghiệm với F1
Nhóm 1 là F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng Covid-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid), liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày; hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).
Trường hợp này cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 5.
Nhân viên y tế thực hiện việc test hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế (trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện từ xa). Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện 5K.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.
Nhóm 2 là những người chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc chưa tiêm vaccine thì cách ly y tế 7 ngày. Các yêu cầu về nơi cách ly, cách thức xét nghiệm giống như trên. Tuy nhiên, nhóm này xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7.
Nếu âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 3 ngày, thực hiện nghiêm 5K và báo cơ quan y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Thời gian cách ly F0 duy trì như hướng dẫn tại Quyết định 250 ngày 28/1/2022 của Bộ Y tế.
Theo quy định trước đây của Bộ Y tế, F1 chỉ được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng. Thời gian cách ly là 7 ngày và thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 7. Nếu âm tính, F1 tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.
Như vậy, quy định mới này mở rộng điều kiện, cho phép tất cả F1 (dù chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine) được cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Cùng với đó, thời gian cách ly của F1 cũng được rút ngắn chỉ còn 5-7 ngày tùy điều kiện về tiêm phòng vaccine.
Hà Nội tập trung chữa F0 nặng, giảm tỷ lệ tử vong
Liên tục 3 ngày qua, số ca F0 ở Hà Nội liên tục tăng cao, ngày 19/2 ghi nhận xấp xỉ 5.000 ca.
Theo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, những ngày qua, số ca F0 nặng nhập viện tăng nhanh, đa số là người cao tuổi, có bệnh lý nền, chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều.
Để đáp ứng số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện, bệnh viện đã chuẩn bị 500 giường, chia thành nhiều đơn vị và triển khai hệ thống điều hòa không khí riêng cho từng phòng bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Hà Nội tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong quý I/2022.
Để đảm bảo điều trị bệnh nhân F0 triệu chứng nặng, Sở Y tế Hà Nội đã điều chỉnh lại phân tầng tiếp nhận bệnh nhân theo triệu chứng, phù hợp với bối cảnh số ca nhiễm tăng cao. Riêng các bệnh viện thuộc tầng hai, ba (mức độ bệnh nhân nặng trung bình đến nguy kịch) chuẩn bị số giường điều trị tích cực.
Thành phố yêu cầu các cơ sở y tế, bệnh viện tập trung đảm bảo giường thuộc tầng 2, tầng 3; chuẩn bị sẵn sàng tình huống 100-500 ca nặng một ngày. Sở Y tế bảo đảm cung cấp túi thuốc C (thuốc kháng virus) cho bệnh nhân tại các tầng điều trị, đặc biệt là F0 tại nhà để hạn chế chuyển tầng điều trị. Tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng 100.000 ca nhiễm/ngày đã ban hành trước đó…
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện tỉ lệ ca bệnh có dấu hiệu nặng của Hà Nội chỉ 5%. Hà Nội cũng nằm ngoài danh sách 10 địa phương có số ca nặng cao nhất dù liên tục dẫn đầu về số mắc mới. Ngoài ra, gần 100% dân số đã được tiêm hai mũi vắc xin.
Theo bà Hà, ưu tiên trọng tâm của thành phố hiện nay là bảo vệ người nguy cơ cao mắc COVID-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong. “Giai đoạn này nên thay đổi cách đánh giá dịch, dựa trên số ca chuyển nặng, tử vong… chứ không cần thiết công bố số ca nhiễm vì hiện số ca mắc trong cộng đồng cao”, bà Hà nói.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nhận định, cùng với việc mở cửa trường học, các hoạt động du lịch…, việc số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội tăng vọt đã được dự báo. “Khi mở cửa chúng ta chấp nhận số mắc tăng cao nhưng phải kiểm soát, phải dự báo được. Trường hợp nào cần thiết phải nhập viện điều trị, giảm nguy cơ tử vong”, ông Phu nói.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành công điện khẩn số 1 về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương sau khi đã nới lỏng các hoạt động kinh tế, tôn giáo... tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tập trung vào các khu vực đông người, cơ quan, đơn vị, cơ sở dịch vụ, di tích, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục và đào tạo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận