Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay
Tính từ 16h ngày 23/12 đến 16h ngày 24/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.157 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 16.142 ca ghi nhận trong nước (giảm 225 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.528 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.834), Cà Mau (1.334), Tây Ninh (948), Vĩnh Long (868), Khánh Hòa (785), Cần Thơ (785), Đồng Tháp (782), TP. Hồ Chí Minh (679), Trà Vinh (568), Bình Định (543), Bạc Liêu (507), Thừa Thiên Huế (399), Bà Rịa - Vũng Tàu (359), Đồng Nai (354), Kiên Giang (353), Phú Yên (353), Sóc Trăng (323), An Giang (299), Hưng Yên (296), Bắc Ninh (289), Bến Tre (263), Đắk Lắk (263), Lâm Đồng (229), Thanh Hóa (222), Gia Lai (216), Bình Thuận (185), Tiền Giang (146), Đà Nẵng (140), Nam Định (121), Quảng Nam (119), Nghệ An (114), Vĩnh Phúc (104), Quảng Ninh (98), Bình Dương (94), Quảng Ngãi (90), Hà Giang (86), Đắk Nông (79), Hậu Giang (78), Long An (74), Quảng Trị (70), Thái Bình (61), Phú Thọ (59), Ninh Thuận (51), Hà Nam (48), Kon Tum (48), Hòa Bình (48), Hải Dương (44), Quảng Bình (42), Bình Phước (40), Thái Nguyên (37), Hà Tĩnh (35), Lạng Sơn (34), Bắc Giang (31), Tuyên Quang (28), Hải Phòng (19), Sơn La (19), Yên Bái (14), Lào Cai (12), Cao Bằng (10), Lai Châu (7), Điện Biên (4), Bắc Kạn (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-233), Bạc Liêu (-182), Bến Tre (-173).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (+219), Đắk Lắk (+172), Cà Mau (+167).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.041 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.620.869 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.434 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.615.292 ca, trong đó có 1.212.444 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (498.628), Bình Dương (289.825), Đồng Nai (96.347), Tây Ninh (68.720), Long An (39.965).
Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, số bệnh nhân khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 30.833 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.215.261 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.767 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 5.518 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.190 ca; Thở máy không xâm lấn: 150 ca; Thở máy xâm lấn: 890 ca; ECMO: 19 ca.
235 ca tử vong tại TP.HCM và 29 tỉnh, thành phố
Từ 17h30 ngày 23/12 đến 17h30 ngày 24/12 ghi nhận 235 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (44), trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (3), Vĩnh Long (2), An Giang (2), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (20), An Giang (18), Tiền Giang (15), Đồng Tháp (13), Cần Thơ (13), Vĩnh Long (12), Bình Dương (11), Bến Tre (11), Tây Ninh (10), Kiên Giang (9), Sóc Trăng (7), Bình Định (6), Hà Nội (5), Bến Tre (5), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Khánh Hòa (4), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (4), Bình Phước (2), Long An (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Ninh Thuận (1), Lạng Sơn (1), Lâm Đồng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 238 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.766 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 139.546 mẫu xét nghiệm cho 177.212 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.498.397 mẫu cho 73.609.689 lượt người.
Trong ngày 23/12 có 1.219.867 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 143.520.464 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.679.502 liều, tiêm mũi 2 là 64.807.736 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 2.033.226 liều.
Hà Nội cấp phát khẩn 200.000 viên Molnupiravir cho F0
Ngay sau khi nhận được 200.000 viên thuốc Molnupiravir từ Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị nhanh chóng cấp phát cho các cơ sở y tế địa phương, kịp thời đến tay người dân.
Nhân viên y tế hướng dẫn quy trình điều trị F0 tại nhà.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Đống Đa liên hệ với nhà cung ứng, làm thủ tục nhận thuốc này và có trách nhiệm bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn; cấp phát cho các đơn vị tham gia chương trình thử nghiệm theo phân bổ của Sở Y tế.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu Giám đốc trung tâm y tế, bệnh viện thu dung điều trị F0 khẩn trương cấp phát cho các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia chương trình tại cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà theo đúng quy định.
Theo Quyết định 4288/QĐ-SYT của Sở Y tế Hà Nội về quy trình triển khai Chương trình sử dụng thuốc kháng virus (Molnupiravir) có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc COVID-19 (F0 thể nhẹ), thì có 4 nhóm F0 đủ tiêu chuẩn được tham gia chương trình điều trị bằng thuốc Molnupiravir là: Người có kết quả xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR dương tính trong vòng 5 ngày; Người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên các trường hợp trên 50 tuổi hoặc có bệnh nền; Người cam kết đồng ý tham gia chương trình; Người không có các chống chỉ định dùng thuốc.
Trong trường hợp bệnh nhân được cách ly điều trị tại nhà, phải có quyết định (hoặc văn bản) của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho cách ly tại nhà.
Về quy trình, Trạm y tế liên hệ với trung tâm y tế lĩnh đủ số lượng thuốc điều trị cho bệnh nhân theo danh sách và cấp cho mỗi bệnh nhân 40 viên Molnupiravir 200mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 800mg (4 viên), uống trong 5 ngày, tiến hành cấp phát thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, hằng ngày liên hệ với bệnh nhân (trực tiếp hoặc qua điện thoại) ghi nhận các sự cố bất lợi (nếu có) trong vòng 14 ngày.
Trước đó vào sáng 23/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo khẩn trương kiến nghị Bộ Y tế cấp phát thêm thuốc kháng virus điều trị COVID-19 cho thành phố bởi số lượng thuốc mà Bộ Y tế đã cấp chỉ đáp ứng được một phần và trong thời gian ngắn.
TP.HCM: Hướng dẫn mới nhất về việc hỗ trợ tiền ăn cho F0
Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp là F0 có thời gian cách ly, điều trị từ ngày 27/4 đến 31/12.
Bữa cơm của người cách ly được phục vụ mỗi ngày. Ảnh: Sở Y tế TPHCM
Mới đây, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM có công văn gửi đến TP Thủ Đức, các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM hướng dẫn việc chi hỗ trợ cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật bị nhiễm COVID-19 điều trị, cách ly y tế.
Theo đó, các đối tượng nhận hỗ trợ gồm trẻ em (người dưới 16 tuổi), người cao tuổi, người khuyết tật (quy định tại Nghị định 20/2021) và người điều trị, cách ly do nhiễm COVID-19 là F0, F1.
Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp là F0 có thời gian cách ly, điều trị từ ngày 27/4 đến 31/12, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị nhưng không quá 45 ngày.
Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp F1 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều trị từ ngày 27/4 đến 31/12, thời gian hỗ trợ tối đa không quá 21 ngày.
Đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật là F0 được hỗ trợ thêm 1 triệu/người.
Hồ sơ đề nghị gồm: Danh sách F0 đủ điều kiện hưởng chính sách theo Mẫu tại quyết định 23 của Thủ tướng. Giấy ra viện hoặc giấy chứng tử của cơ sở y tế hay văn bản xác nhận của cơ sở y tế.
Bản sao một trong các giấy tờ như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, CMND/CCCD, thẻ BHYT, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
Phiếu thu hoặc biên lai hay giấy xác nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với F1 đã kết thức cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày 6/11.
Hà Nội đứng đầu về F0, Cà Mau cao nhất miền Tây
Trong ngày, Cà Mau tiếp tục ghi nhận số F0 cao nhất miền Tây. Các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh mấy ngày gần đây F0 tăng; Bên cạnh đó có nhiều tỉnh số ca tử vong ở mức 2 con số.
Dịch tại Hà Nội tiếp tục "leo thang" với 1.774 F0 mới trong ngày 23/12. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số mắc mới ở Hà Nội đứng đầu cả nước.
Dịch tại Hà Nội tiếp tục "leo thang" với 1.774 F0 mới trong ngày 23/12. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số mắc mới ở Hà Nội đứng đầu cả nước.
Tính từ 16h ngày 22/12 đến 16h ngày 23/12, Bộ Y tế ghi nhận Hà Nội là địa phương ghi nhận số mắc mới Covid-19 cao nhất, với 1.774 ca bệnh.
Hà Nội công bố có 1.765 F0 trong ngày. Việc có sự chênh lệch là do khác thời điểm chốt số liệu của 2 bên. Các ca F0 mới này vẫn khớp mã số công bố trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19.
Bắc Ninh: Có 259 ổ dịch đang hoạt động tại 8/8 huyện, thành phố
Sáng 24/12, Hà Nội đứng đầu về số F0 mới, Cà Mau cao nhất miền Tây - 2Nhấn để phóng to ảnhNhân viên y tế đo huyết áp cho các cháu học sinh trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19.
Ngày 23/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết, tính từ ngày 4/10 đến 6h ngày 23/12, toàn tỉnh ghi nhận 7.378 ca mắc Covid-19. Tính riêng từ 6h ngày 22/12 đến 6h ngày 23/12, toàn tỉnh ghi nhận 329 ca mắc mới, trong đó, 277 ca mắc có nguy cơ cộng đồng.
Hiện toàn tỉnh có 259 ổ dịch đang hoạt động tại 8/8 huyện, thành phố, 1 ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 1 ổ dịch tại Bệnh viện Sản - Nhi; đang thực hiện cách ly y tế cho gần 17.000 trường hợp.
Ngày 23/12, cả nước có 16.377 ca mới, Hà Nội nhiều nhất 1.774 ca
Tính từ 16h ngày 22/12 đến 16h ngày 23/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.377 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 16.367 ca ghi nhận trong nước (giảm 155 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.152 ca trong cộng đồng).
Trong ngày 22/12 có 1.273.529 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Cụ thể, Hà Nội (1.774), Cà Mau (1.167), Tây Ninh (949), Vĩnh Long (855), Khánh Hòa (797), Cần Thơ (792), TP. Hồ Chí Minh (787), Đồng Tháp (787), Bạc Liêu (689), Bình Định (555), Trà Vinh (527), Bến Tre (436), Thừa Thiên Huế (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (344), An Giang (322), Thanh Hóa (306), Sóc Trăng (296), Bình Thuận (288), Tiền Giang (282), Hưng Yên (267), Kiên Giang (256), Hải Phòng (252), Lâm Đồng (251), Đồng Nai (232), Bắc Ninh (226), Hậu Giang (221), Đà Nẵng (195), Gia Lai (182), Quảng Ninh (156), Nghệ An (148), Phú Yên (134), Quảng Ngãi (132), Bình Dương (118), Hà Giang (107), Quảng Nam (96), Đắk Lắk (91), Quảng Trị (83), Nam Định (83), Thái Nguyên (61), Ninh Thuận (61), Long An (60), Hải Dương (59), Đắk Nông (55), Phú Thọ (51), Vĩnh Phúc (46), Cao Bằng (44), Hà Nam (42), Thái Bình (39), Quảng Bình (37), Lạng Sơn (37), Bắc Giang (34), Hòa Bình (34), Bình Phước (31), Hà Tĩnh (28), Lào Cai (18), Yên Bái (16), Kon Tum (12), Sơn La (9), Tuyên Quang (5), Bắc Kạn (4), Lai Châu (3), Điện Biên (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-206), Hải Phòng (-197), Hồ Chí Minh (-192).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+196), Hà Nội (+128), Thanh Hóa (+110).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.909 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.604.712 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.270 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.599.150 ca, trong đó có 1.181.611 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (497.949), Bình Dương (289.731), Đồng Nai (95.993), Tây Ninh (67.772), Long An (39.891).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.944 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.184.428 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.493 ca, trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 5.204 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.248 ca; Thở máy không xâm lấn: 141 ca; Thở máy xâm lấn: 882 ca; ECMO: 18 ca.
Một ngày cả nước có 280 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 22/12 đến 17h30 ngày 23/12 ghi nhận 280 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (44) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (3), Bình Dương (2), Tây Ninh (2), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Long An (1).
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.493 ca
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (38 ca trong 2 ngày), An Giang (28), Bình Dương (17), Đồng Tháp (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (14), Long An (13), Cần Thơ (12), Vĩnh Long (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Kiên Giang (9), Cà Mau (8 ), Khánh Hòa (6), Sóc Trăng (6), Hà Nội (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Bình Định (3), Bình Phước (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Quảng Nam (1), Quảng Ngãi (1), Phú Thọ (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1), Đắk Nông (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 239 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.531 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 126.369 mẫu xét nghiệm cho 170.839 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.358.851 mẫu cho 73.432.477 lượt người.
Trong ngày 22/12 có 1.273.529 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 142.342.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.524.842 liều, tiêm mũi 2 là 64.109.397 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.708.262 liều.
Tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 ở đâu?
Nhiều người thắc mắc có thể tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 ở đâu và đăng ký thế nào? Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, mọi người có thể đến các Trung tâm Y tế xã, phường, cơ sở y tế nơi bản thân sinh sống, lưu trú để đăng ký tiêm chủng mũi 3 vaccine COVID-19. Nguyên tắc là người nào đăng ký ở đâu thì tiêm ở đó.
“Danh sách đăng ký sẽ được địa phương đó duyệt theo hướng dẫn đối tượng của Bộ, sau đó sẽ gửi lên cấp cao hơn để xem xét dựa trên số lượng vaccine được phân bổ của từng nơi. Trước đó người dân tiêm mũi 1, 2 ở đâu thì có thể đăng ký tiêm ở nơi đó. Nếu như mũi 1, 2 tiêm hai nơi khác nhau thì đăng ký 1 trong 2 nơi trên đều được. Ngoài ra, các địa phương cũng có thể rà soát nhóm người ưu tiên tiêm mũi bổ sung, nhắc lại theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để đề xuất tiêm cho họ”, bà Hồng nói.
Mọi người có thể đến các Trung tâm Y tế xã, phường, cơ sở y tế nơi bản thân sinh sống, lưu trú để đăng ký tiêm chủng mũi 3 vaccine COVID-19. Nguyên tắc là người nào đăng ký ở đâu thì tiêm ở đó.
Về băn khoăn đăng ký tiêm mũi 3 bằng cách nào, bà Hồng cho biết, mọi người có thể đăng ký qua nhiều kênh như trước đây Bộ Y tế từng hướng dẫn. Mọi người có thể ra trạm y tế xã, phường nơi gần nhất để đăng ký, hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 quốc gia qua địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn, hay đăng ký trực tiếp qua các ứng dụng điện tử như Sổ sức khoẻ điện tử.
Ngày 17/12, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19. Ngoài ra, các địa phương cũng cần rà soát những người đủ điều kiện tiêm mũi 3 và mũi nhắc lại vaccine COVID-19 theo quy định.
Vaccine được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vaccine được Bộ Y tế phê duyệt, liều lượng tiêm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Các địa phương quyết định nhóm tiêm phù hợp thực tế, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12, căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Như vậy, những người thuộc nhóm được tiêm liều bổ sung là người đã tiêm đủ liều cơ bản có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... và những người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.
Đối tượng này được tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Loại vaccine để tiêm là cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna). Người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.
Đối với mũi tiêm nhắc lại, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc y tế hoặc tiêm liều bổ sung cho người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế...
Nhóm người này sẽ được tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Loại vaccine cùng loại cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine vetor virus (vaccine Astrazeneca).
Như vậy, so với hướng dẫn lần trước (ban hành ngày 1/12), trong hướng dẫn lần này, Bộ Y tế đã rút ngắn khoảng cách tiềm liều nhắc lại từ 6 tháng xuống còn 3 tháng đối với người đã khỏi COVID-19.
Các triệu chứng nổi bật khi nhiễm biến thể Omicron là gì?
Theo báo The New York Times, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) lưu ý hầu hết xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và kháng nguyên nhanh đều có thể phát hiện ra người mắc Covid-19 song một số xét nghiệm không thể cho kết quả. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng không thể biết họ bị nhiễm biến thể SARS-CoV-2 nào.
Dữ liệu sơ bộ chỉ ra một số khác biệt về triệu chứng mắc bệnh giữa các biến thể nhưng các chuyên gia không chắc chúng mang ý nghĩa gì hay không.
Ví dụ, dữ liệu được công bố hồi tuần trước từ công ty bảo hiểm y tế tư nhân lớn nhất Nam Phi cho thấy những người ở Nam Phi nhiễm biến thể Omicron thường bị ngứa hoặc đau họng kèm theo nghẹt mũi, ho khan và đau cơ, đặc biệt là đau thắt lưng.
Tuy nhiên, TS Ashley Z. Ritter tại Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ) nói rằng trên đây cũng là tất cả triệu chứng của người nhiễm biến thể Delta và chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Do biến thể Omicron mới xuất hiện khoảng 3 tuần nên vẫn còn quá sớm để phân biệt triệu chứng giữa biến thể này với các biến thể trước đó. Và nhiều khả năng triệu chứng của người nhiễm Omicron sẽ giống với người nhiễm Delta.
TS Otto Yang, Trường ĐH California, bình luận: "Có thể tồn tại sự trùng lặp rất lớn giữa Omicron và các biến thể trước đó bởi về cơ bản, chúng gây ra cùng một bệnh. Nếu khác biệt thì sẽ rất ít".
Đặc biệt, biến thể Omicron có thể ít gây mất khứu giác và vị giác ở bệnh nhân Covid-19 hơn các biến thể trước đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng 48% bệnh nhân nhiễm chủng SARS-CoV-2 ban đầu bị mất khứu giác và 41% bị mất vị giác.
Nhưng một phân tích về đợt bùng phát Omicron nhỏ ở những người được tiêm chủng đầy đủ ở Hà Lan cho thấy chỉ 23% bệnh nhân bị mất vị giác và chỉ 12% bị mất khứu giác. Kết quả khác biệt này chưa rõ là do Omicron hay một số yếu tố khác như tỉ lệ tiêm chủng.
TS Maya Clark-Cutaia, Trường ĐH New York, cho biết những bệnh nhân Covid-19 được tiêm chủng trước đó và nhiễm biến thể Delta hoặc chủng virus gốc có xu hướng bị đau đầu, nghẹt mũi, áp lực xoang và đau xoang, trong khi những bệnh nhân không được tiêm chủng có nhiều khả năng bị khó thở và ho cùng với các triệu chứng giống như cúm. Với Omicron, các triệu chứng họ mắc phải giống như Delta.
Một điểm khác biệt nữa giữa Omicron và các biến thể khác là Omicron dường như có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Sau khi một người tiếp xúc, chỉ cần 3 ngày để người này phát triển các triệu chứng, lây lan cho người khác và có kết quả dương tính so với 4-6 ngày của biến thể Delta.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận