TS. Nguyễn Trọng Phúc (Nguyên Viện trưởngViện Lịch sử Đảng) |
Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn đùm bọc, chia sẻ, gắn kết với nhau trong cộng đồng nên mọi khó khăn, trở ngại chúng ta đều vượt qua. Từ đó có thể khẳng định, đoàn kết là nguồn gốc của lực lượng, là động lực và cũng là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Bởi vậy ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã đặc biệt chú ý đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Tất cả các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng trong xã hội có tinh thần yêu nước khi đứng vào mặt trận dân tộc thống nhất đều thực hiện một mục tiêu cách mạng mà Đảng đã nêu ra, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đoàn kết tức là không được có biểu hiện chia rẽ, bè phái, phân biệt, kèn cựa địa vị để đảm bảo sự thống nhất trong Đảng. Theo tổng kết, đoàn kết có ba mức độ, đó là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, nhân dân và đoàn kết quốc tế. Nếu chúng ta thực hiện được đoàn kết ở cả ba mức độ đó thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng, của dân tộc, đưa đất nước phát triển.
Chân lý mà Bác Hồ đúc kết rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” luôn luôn đúng trong mọi thời đại. Trong lịch sử, Đảng ta cũng luôn luôn đoàn kết thống nhất.
Muốn đoàn kết thống nhất thì phải có đường lối chính trị đúng đắn, có hệ tư tưởng lý luận rõ ràng, có mục tiêu cách mạng là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước phát triển theo định hướng XHCN... Ngoài ra, phải chú ý đến lợi ích của các lực lượng, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Hội nghị T.Ư 4 đã chú ý tăng cường đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của các cán bộ đảng viên. Trong những nhóm giải pháp được đưa ra, giải pháp đầu tiên là phải thực hiện tốt nguyên tắc phê bình, tự phê bình, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của các cán bộ đảng viên, có như thế thì mới sửa chữa được khuyết điểm, củng cố đoàn kết trong Đảng và củng cố niềm tin của dân đối với Đảng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận