Nhưng nghĩ cảnh mang từng đấy đồ ra vỉa hè đốt, bà con lối phố nhìn vào cũng ngại. Chắc cả tiếng không hóa hết chỗ vàng và đồ mã này.
Ảnh minh họa
Thôi thì sự đã rồi, thắp hương hóa vàng xong xuôi, bèn lựa lời nói với vợ.
- Nhà nào cũng đốt cả trăm nghìn tiền vàng mã thì tính ra cả nước mỗi năm tiêu tan hàng chục, trăm tỷ em ạ. Lại còn lo hỏa hoạn cháy nổ nữa. Hôm qua, hàng xóm đốt hơn tiếng đồng hồ trên gác thượng, anh lo ngay ngáy, sợ lửa bắt sang bên nhà mình. Mà chẳng biết mình đốt thế này, các ông bà, tổ tiên, thần thánh có nhận được không? Đồ ăn thì cúng xong mình còn thụ lộc, chứ đốt tiền vàng anh thấy cần thay đổi, giờ văn minh rồi...
- Anh không tin mới nói thế, Hồng Kông, Đài Loan, họ chả phát triển, giầu có hơn mình, họ vẫn đốt vàng mã rất nhiều đó thôi. Cứ cái gì làm được cho ông bà, tổ tiên là em cố gắng làm, mong các cụ phù hộ độ trì cho cả nhà nữa chứ.
- Ừ nếu có tiền, đốt vài trăm, một triệu tiền vàng mã không thấy vấn đề gì. Nhưng như thế phải chăng chỉ có người giầu có mới hiếu lễ, mới chu đáo được với tiên tổ? Quan trọng là khi ta hóa tiền vàng, chỉ một vài thếp thôi, hãy nghĩ về những người đã đi khuất, tiền hóa có khi không mang lại cho họ giầu sang ở thế giới bên kia nhưng làm hai bên kết nối, gần gũi nhau hơn. Hóa tiền vàng và nghĩ về những người thân đã khuất, về những mong ước thiện lành, cũng là một cách giao tiếp, như cách ta thắp hương, lúc ấy sẽ thanh thản hơn và không cần hóa thật nhiều để bày tỏ lòng thành nữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận