Robot TBM được tháo rời từng bộ phận di chuyển lắp ráp tại ga Ba Son sau 1 tháng thực hiện khoan hầm nối liền 2 nhà ga ngầm |
Đến trưa 1/12, công tác vận chuyển Robot TBM khoan ngầm tuyến Metro tại TP.HCM vẫn đang tiếp tục được tiến hành khẩn trương. Để di chuyển những những bộ phận “khủng” của Robot đơn vị vận chuyển phải sử dụng thiết bị chuyên dùng chuyển hàng siêu trọng nhập từ các nước châu Âu, có thể linh động ở các khu vực phạm vi hẹp như trong nội thành TP.
Thời gian vận chuyển các bộ phận robot TBM từ ga ngầm Nhà hát TP.HCM lên mặt đất phụ thuộc vào tiến độ của đơn vị lắp ráp và thời tiết. Dự kiến, trong vòng 1 tháng sẽ đưa được hết bộ phận robot TBM lên mặt đất. Sau đó, xe chuyên dụng tiếp tục vận chuyển các bộ phận robot về ga Ba Son...
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đoạn xây hầm ngầm từ ga Nhà hát TP - ga Ba Son do liên danh Shimizu - Maeda thi công bằng đào ngầm TBM dài 781m. Sau khi robot TBM chuyển từ ga Nhà hát TP về lại ga Ba Son sẽ tiếp tục khoan đường hầm thứ 2 về lại ga Nhà hát TP ở độ sâu 10m. Dự kiến, đường hầm thứ hai hoàn thành vào tháng 6/2018.
Một số hình ảnh vận chuyển Robot TBM từ ga ngầm Nhà hát Thành phố về ga Ba Son:
Rạng sáng 1/12, Robot TBM đã được tháo dỡ sau khi hoàn thành một đoạn ngầm dưới lòng đất từ ga Ba Son đến ga Nhà Hát TP.HCM |
Robot TBM được tháo rời từng bộ phận đưa lên mặt đất |
Các thiết bị nặng hàng chục tấn được đưa lên xe đầu kéo đưa về ga Ba Son để lắp ráp |
Để di chuyển những những bộ phận “khủng” của Robot đơn vị vận chuyển phải sử dụng thiết bị chuyên dùng chuyển hàng siêu trọng nhập từ các nước châu Âu |
|
Đến trưa 1/12, công việc tháo dỡ các bộ phận của Robot TBM vẫn đang được tiến hành |
|
Những thiết bị máy móc của TBM phải dùng cần cẩu tải trọng 300 tấn, đưa lần lượt lên mặt đất |
Dự kiến, trong vòng 1 tháng sẽ đưa được hết bộ phận robot TBM lên mặt đất |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận