Theo Forbes ghi nhận, tổng tài sản nắm giữ: 7,8 tỷ USD, gần gấp đôi năm ngoái; gấp hơn 5 lần thời điểm 2013 và vượt tổng tài sản của 4 vị tỷ phú xếp sau cộng lại.
Tính đến tháng 6/2018, ông Vượng sở hữu hơn 876 triệu cổ phiếu VinGroup (tương đương 27,45% vốn), hơn 1 tỷ cổ phiếu Vinhomes (tương đương 34,83% vốn).
Quá trình khởi nghiệp và lĩnh vực kinh doanh chính: Trở về Việt Nam sau khi rất thành công ở Đông Âu, ông Vượng khởi nghiệp từ lĩnh vực nhà hàng và đích thân ông phục vụ khách. Đến nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng kinh doanh đa ngành như bất động sản, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, ô tô, điện thoại và một số ngành khác.
Tài sản của ông Vượng càng tăng lên nhanh chóng sau khi VinFast ra mắt hai dòng sản phẩm ô tô và xe máy điện.
Theo Forbes ghi nhận, tổng tài sản nắm giữ: 2,3 tỷ USD
Cơ cấu tài sản bà Thảo: 169,6 triệu cổ phiếu VJC của Vietjet Air - tương ứng tỷ lệ 37,33% (bao gồm cả lượng cổ phiếu VJC do Công ty TNHH Đầu tư Hướng dương Sunny bà Thảo sở hữu nắm giữ). Ngoài ra, bà Thảo còn sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu HD Bank (tương đương khoảng 3,6% vốn).
Quá trình khởi nghiệp và lĩnh vực kinh doanh chính: Chỉ sau 3 năm khởi nghiệp tại Đông Âu, kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao su tự nhiên, bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên - khi mới 21 tuổi.
Về Việt Nam, bà Thảo đầu tư vào lĩnh vực tài chính và bất động sản, sau đó mở rộng sang lĩnh vực hàng không. Bà Thảo là đồng sáng lập và là chủ tịch của Sovico Holdings - hiện đang sở hữu 14,7 triệu cổ phiếu VJC (tương đương 4,9% vốn) và 130,9 triệu cổ phiếu HDB (tương đương 13,34% vốn).
Theo Forbes ghi nhận, tổng tài sản nắm giữ: 1,7 tỷ USD
Cơ cấu tài sản: Tính đến 31/12/2017, ông Dương sở hữu hơn 112 triệu cổ phiếu THA của Thaco (tương đương 6,8% vốn điều lệ). Còn tính tổng cộng tỷ lệ vốn của cả vợ chồng ông Dương trực tiếp và gián tiếp nắm giữ ở Thaco(thông qua công ty Trân Oanh) lên tới 72,53%.
Theo báo cáo thường niên 2017, THA có 26 Công ty TNHH MVT sản xuất, có 5 công ty TNHH hai thành viên sản xuất, có 15 công ty TNHH MTV bán hàng, 3 Công ty cổ phần bán hàng do Thaco chi phối và 51 chi nhánh, văn phòng đại diện. Ngoài ra, Thaco còn nắm tỷ lệ chi phối tại Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh và liên kết với hai công ty thương mại khác.
Quá trình khởi nghiệp và lĩnh vực kinh doanh chính: Từ vị trí quản lý của nhà máy sửa chữa ô tô, năm 1997, ông Dương thành lập Công ty Trường Hải với hoạt động ban đầu là bán xe và sau đó mới lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài là Kia, Mazda và Peugeot. Bước ngoặt của ông Dương và Thaco là năm 2008 khi Jardine Cycle and Carriage - một nhà phân phối xe hơi của Singapore mua cổ phần và trở thành cổ đông của Thaco. Sau 8 năm, Thaco đã trở thành công ty xe hơi lớn nhất tại Việt Nam với thị phần lên tới 32%. Ngoài ra, ông Dương cũng kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
Theo Forbes ghi nhận, đây là lần đầu tiên hai doanh nhân Hồ Hùng Anh và ông Trần Đăng Quang xuất hiện trên Forbes. Giá trị tài sản sở hữu của ông Quang và ông Hùng Anh tổng cộng 3 tỷ USD.
Tính đến 1/3/2019, Techcombank có giá trị vốn hóa trên 93 nghìn tỷ đồng; Masan Group giá trị vốn hóa trên 94,5 nghìn tỷ đồng.
Tính cả phần sở hữu gián tiếp qua Masan Corp, ông Hồ Hùng Anh và gia đình đang sở hữu cả khối tài sản trị giá khoảng 40.000 tỷ đồng. Gia đình công Hồ Hùng Anh còn sở hữu 17,02% cổ phiếu Techcombank.
Tính chung cả lượng cổ phiếu Masan Group và Techcombank, vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang - bà Nguyễn Hoàng Yến sở hữu (trực tiếp và gián tiếp) khối tài sản trị giá khoảng 27.400 tỷ đồng.
Quá trình khởi nghiệp và lĩnh vực kinh doanh chính: Ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang rất thành công với mì gói Mivimex và tương ớt tại Nga.
Khi về nước, hai doanh nhân này đã xây dựng Masan Food và đầu tư vào Techcombank. Masan Food nay đã phát triển thành Masan Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings), thức ăn chăn nuôi - chế biến thịt (Masan Nutri - Science) và khoáng sản (Masan Resources với nòng cốt là mỏ Núi Pháo).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận