Diễn biến giá vàng thế giới trong 30 phiên giao dịch gần nhất
Giá vàng thế giới
Phiên giao dịch cuối tuần chứng khiến sự giảm sâu của giá vàng khi mất tới 4% chỉ trong một phiên và đóng cửa tại 1.851 USD/ounce
Giá vàng kỳ hạn tháng 2 trên sàn Comex cũng rơi xuống còn 1.839,40 USD/ounce sau khi giảm 3,88% và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.850 USD/ounce.
Giới phân tích cho ràng, đà giảm của giá vàng thế giới có thể sẽ chưa dừng lại khi hoạt động bán tháo vẫn chưa chấm dứt và dòng tiền tiếp tục dịch chuyển sang kênh trái phiếu và đầu tư vào đồng USD.
Khi phiên giao dịch cuối tuần khép lại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng trên 1,1%.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA cho biết: “Hiện tại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chính là tăng là nguyên nhân chính dẫn tới đợt bán tháo vàng. Bên cạnh đó, còn nhiều sức hấp dẫn khác khiến dòng vốn thoát khỏi vàng. Ngoài ra, có một nỗi lo lớn là lượng nắm giữ của các quỹ ETF sẽ giảm xuống khi Tổng thống đắc cử Joe Biden được kỳ vọng sẽ thành công hơn trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19. Vàng đang chứng kiến hoạt động bán kỹ thuật một cách dữ dội”.
Edward Moya cho biết thêm, trong vài ngày tới, giá vàng có thể giảm thêm 100 USD/ounce.
Giám đốc giao dịch toàn cầu Peter Hug của Kitco Metals phân tích: "Có hai chất xúc tác hiện đang khiến vàng bị bán tháo là lợi suất trái phiếu tăng và nền kinh tế đang gặp khó khăn. Điều này dẫn tới tình trạng thanh lý trên thị trường vàng và nhà đầu tư sẽ chuyển trạng thái sang nắm giữ tiền mặt".
Peter Hug cho biết, dữ liệu việc làm hôm thứ Sáu cũng chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ có thể gặp khó khăn trong Quý 1/2021 với tổng số 140.000 việc làm mất đi trong tháng 12 trong bối cảnh Chính phủ thắt chặt kiểm soát hơn và số ca tử vong do virus corona cao kỷ lục.
Ngưỡng hỗ trợ lớn trong tuần tới sẽ là 1.850 USD/oune. Đây cũng là mức thấp nhất trong tháng 11/2020. Còn nếu giá vàng thế giới rơi xuống dưới 1.828 USD, kim loại quý sẽ tiếp tục giảm xuống 1.800 USD/ounce (tương đương 50,15 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá hiện tại) và sẽ là nguy cơ đẩy gia vàng xuống 1.778 USD/ounce.
Chiến lược gia thị trường cao cấp của LaSalle Futures Group là Charlie Nedoss cũng cảnh báo, nếu giá vàng giảm xuống dưới 1.820 USD sẽ kích hoạt "các điểm dừng” và và mốc 1.800 USD sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Giá vàng trong nước tăng mạnh ba phiên đầu tuần, rồi giảm mạnh ba phiên cuối tuần. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Tuần qua, với diễn biến tăng mạnh đầu tuần sau đó giảm mạnh cuối tuần, giá vàng ghi nhận 3 phiên tăng – 3 phiên giảm, sự tăng giảm trong phiên này về cơ bản đã bù trừ cho nhau.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được Công ty SJC niêm yết tại 55,30-56,00 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji chốt tại 55,30-56,00 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng miếng SJC trên hệ thống Phú Quý đã mất mốc 56 triệu đồng khi chỉ còn 55,35-55,95 trệu đồng/lượng, giá vàng 9999 NPQ cũng không tránh được xu hướng khi giảm mạnh còn 54,20-54,90 triệu đồng/lượng…
Tuần tới, nếu giá vàng thế giới tiếp tụ lao dốc, diễn biến này sẽ ảnh hưởng tới thị trường trong nước, kéo giá vàng các thương hiệu trong nước giảm theo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận