Đầu phiên giao dịch đầu tiên của tháng 4, giá vàng thế giới giảm nhẹ 0,6 USD về 1.577,50 USD/ounce lúc 7h30 sáng nay theo giờ Việt Nam và tiếp tục được giao dịch dưới ngưỡng 1.600 USD/ounce
Giá vàng thế giới đã giảm mạnh xuống dưới ngưỡng quan trọng này trong phiên giao dịch đêm qua và tiếp tục thủng ngưỡng 1.580 USD trước khi chốt phiên, đánh dấu một phiên giảm mạnh.
Giá vàng kỳ hạn tháng 6 phiên đêm qua cũng giảm mạnh tới 31,50 USD xuống 1.611,40 USD/ounce dù các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đỏ sàn.
Phiên hôm qua cũng là phiên cuối cùng của quý I và hầu hết các chỉ số chứng khoán toàn cầu đã trải qua quý tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Thông tin tích cực cho nền kinh tế thế giới là sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc khi Chỉ số quản lý đặt hàng sản xuất (PMI) của nền kinh tế lớn thứ hai trong tháng 3 đã vượt 50 điểm lên 52,0 điểm, tăng mạnh so với 35,7 điểm trong tháng 2. Chỉ số này trong mảng dịch vụ tháng 3 cũng vượt 50 điểm lên 52,3 điểm, tăng mạnh so với 29,6 điểm trong tháng 2.
Các các chỉ số sản xuất dịch vụ của Trung Quốc đã vượt 50 điểm cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế nước này sau đại dịch Corona. Giới phân tích cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phục hồi rất nhanh.
Trên các thị trường khác, giá dầu thô Nymex nhích nhẹ lên quanh 20,25 USD/thùng phiên đêm qua sau khi chạm mức thấp nhất trong 18 năm là 19,27 USD/thùng vào thứ Hai.
Một số báo cáo cho rằng, giao dịch dầu thô bằng tiền mặt tại một số địa phương tại Mỹ đã xuống dưới ngưỡng 10 USD/thùng do tình trạng dư cung và không có nơi lưu trữ. Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ đang hồi phục mạnh nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm vẫn chỉ khoảng 0,66%.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng vẫn có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn nhưng xu hướng này đang mờ dần và cần sớm có động lực mới để củng cố. Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo của kim loại quý là tạo ra mức đóng cửa trên ngưỡng kháng cự kỹ thuật vững chắc 1.650,00 USD.
Ngược lại, mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật 1.570USD/ounce.
Trong nước, đầu phiên sáng nay, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 47,00-48,20 triệu đồng/lượng, giảm 250 nghìn đồng chiều mua vào nhưng lại tiếp tục tăng 300 nghìn đồng chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Đây là phiên tăng giá liên tiếp thứ 7 của giá vàng thương hiệu quốc gia. Nhưng phiên này, giá chiều mua vào được điều chỉnh giảm để nới rộng khoảng cách mua vào và bán ra lên 1,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội 46,95-47,80 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra.
Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long trên hệ thống Bảo Tín Minh Châu đầu giờ sáng nay được niêm yết 45,10-46,10 triệu đồng/lượng, đồng loạt giảm 50 nghìn đồng ở cả hai chiều…
Đến thời điểm này, chỉ có giá vàng SJC giữ được mốc 48 triệu đồng và vẫn cao hơn giá vàng Rồng Thăng Long 2,1 triệu đồng. Tuy nhiên, trong phiên sáng nay, giá vàng SJC có thể mất mốc 48 triệu khi thị trường trong nước điều chỉnh giảm theo giá thế giới.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận