Vàng trong nước sáng nay đã chững lại. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM giữ nguyên 56,75-57,35 triệu đồng/lượng. Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội tăng nhẹ chiều mua vào thêm 50 nghìn đồng và giữ nguyên chiều bán ra khi được niêm yết 56,75-57,30 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giữ nguyên 51,38-51,98 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ phiên thứ 4 duy trì mức giá 51,20-51,90 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Trước giờ mở cửa, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM 56,75-57,35 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước. Đây là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp và cũng là phiên tăng mạnh nhất của giá vàng thương hiệu quốc gia.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội 56,70-57,30 triệu đồng/lượng, tăng 100 nghìn đồng chiều mua vào và 150 nghìn đồng chiều bán ra.
Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu chỉ tăng nhẹ 20 nghìn đồng lên 51,38-51,98 triệu đồng/lượng. Dù đã có mấy phiên tăng liên tiếp nhưng do mức tăng không lớn nên giá vàng Rồng Thăng Long vẫn chưa lấy lại mốc 52 triệu đồng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ duy trì mức giá 51,20-51,90 triệu đồng/lượng. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp giá vàng NPQ duy trì mức giá này.
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới phiên sáng nay đã bật tăng lên trên ngưỡng 1.795 USD/ounce khi được giao dịch 1.797,20 USD lúc 9h sáng nay theo giờ Việt Nam sau khi tăng 4,50 USD (0,25%). Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ phiên giao dịch 17/6.
Sau khi bứt phá lên trên ngưỡng 1.790 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục được giao dịch trên ngưỡng này.
Lúc 22h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới tăng 3,40 USD (0,19%) lên 1.791,70 USD/ounce. Mức giá cao nhất ghi nhận được tới thời điểm này là 1.795,50 USD/ounce.
Vàng thế giới liên tục giao dịch trên 1.790 USD
Thông tin hôm qua cho biết, một số ngân hàng trung ương như ngân hàng trung ương như Serbia, Thái Lan… đang tăng cường nắm giữ vàng; Và gần đây, ngân hàng trung ương Ghana cũng đã công bố kế hoạch mua vàng nhằm đối phó với mối đe doạ lạm phát tăng nhanh và đa dạng hoá lượng dự trữ.
Trong đó, Thái Lan là nước mua nhiều nhất, với việc tăng thêm 46,7 tấn trong tháng 5 và chiếm tới 82% tổng lượng mua ròng trong tháng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng dự trữ vàng thêm 8,6 tấn trong tháng này, nâng dự trữ chính thức lên 415 tấn. Brazil cũng tăng dự trữ vàng thêm 11,9 tấn, là lần bổ sung đầu tiên kể từ tháng 11/2012, và nâng dự trữ vàng lên 79,3 tấn. Một số nước khác cũng tăng dự trữ vàng như Kazakhstan (5,3 tấn), Ba Lan (1,9 tấn), và Ấn Độ (0,9 tấn).
Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, các nước đã liên tục mua vàng những tháng đầu năm, trong đó hai tháng cao điểm mua ròng là tháng 3 và tháng 4. Tháng 5, hoạt động mua ròng của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục song tổng lượng mua ròng của các ngân hàng trung ương trong tháng này chỉ đạt 56,7 tấn, giảm 11% so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn 43% so với mức trung bình hàng tháng kể từ đầu năm 2021.
Dự báo giá vàng: Chờ đảo chiều
Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng tăng dự trữ về trong và dài hạn sẽ vẫn là động lực cho vàng tăng giá.
Phiên đêm qua, chỉ số đô la giao dịch cao hơn 0,03% đã phần nào hạn chế đà phục hồi của giá kim loại quý trong phiên.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Giá vàng đang trong xu hướng giảm bốn tuần trên biểu đồ ngày.
Mục tiêu giá tăng tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc 1.850,00 USD/ounce. Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.700,00 USD/ounce.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận