Ông chủ của Softmaster cũng không hề giấu giếm tham vọng của mình.
Tặng ứng dụng “săn” phần mềm
Ra mắt nền tảng đánh giá phần mềm Softmaster
Trước đây, để lựa chọn ứng dụng một phần mềm phục vụ quản lý (như phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng…), Công ty VICO Thắng Lợi - một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép phải tìm hiểu rất nhiều nguồn, hỏi hàng chục doanh nghiệp khác xem họ đang sử dụng phần mềm nào, hiệu quả ra sao… rất mất thời gian.
Tuy nhiên, sau khi biết đến Softmaster - một nền tảng đánh giá phần mềm mới ra mắt, VICO Thắng Lợi đã lập tức “gia nhập” vào cộng đồng này.
Ông Phạm Danh Mạnh, Giám đốc Sản xuất VICO Thắng Lợi đánh giá: “Softmaster giúp doanh nghiệp trải nghiệm các phần mềm ít tốn thời gian và tiền bạc.
Dù là một nền tảng mới mẻ, song tôi tin rằng Softmaster sẽ đưa đến nhiều trải nghiệm mới cho các doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình tìm kiếm phần mềm”.
Theo ông Nguyễn Hoàng, CEO Getfly CRM, một khách hàng khác, Softmaster có giao diện dễ sử dụng và các tính năng khác biệt.
Ông Hoàng phân tích: “Doanh nghiệp có thể tạo các yêu cầu tư vấn, yêu cầu dùng thử, báo giá, cung cấp tài liệu chi tiết… các nhà cung cấp phần mềm sẽ nhận được yêu cầu đó và phản hồi tự động.
Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời dễ dàng so sánh giữa các nhà cung cấp với nhau để lựa chọn cho mình đối tác phù hợp nhất”.
Ông Nguyễn Xuân Lục, Giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị WATA Solutions (chuyên về dịch vụ giải pháp phần mềm) chia sẻ: Để sử dụng một sản phầm phần mềm thì doanh nghiệp siêu nhỏ phải bỏ ra khoảng 60-500 triệu đồng, tùy nhu cầu; còn khoản đầu tư của những doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 1-3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đó chỉ là những chi phí cho sản phẩm quản trị đơn giản nhất bao gồm: Quản lý nhân sự, HA admind, SEO – Maketting, sản xuất, dịch vụ… Còn những sản phẩm cho dịch vụ công nghệ cao tốn phí hơn rất nhiều.
Bởi vậy, đánh giá về tương lai của Softmaster, ông Lục cho rằng, đây là bước ngoặt mở ra một nấc thang mới cho công nghệ Việt Nam, bởi hiện nay trên thị trường hầu như chưa có đơn vị nào thực hiện được như Softmaster.
Theo ông Lục, nền tảng này không những đem lại lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng mà những doanh nghiệp cung cấp phần mềm cũng được lợi không kém.
Theo ông, nếu theo cách truyền thống, để tiếp cận được khách hàng, không chỉ doanh nghiệp phải “nuôi” một đội ngũ marketing, mà còn phải chạy quảng cáo trên nhiều nền tảng, chưa kể chi phí đi lại, tư vấn… ước tính, mất hàng tỷ đồng mỗi năm.
Giấc mơ triệu đô trong 2 năm tới
Ông Đỗ Hoàng Hải - Giám đốc CTCP Đánh giá giải pháp công nghệ Softmaster giới thiệu về nền tảng đánh giá phần mềm Softmaster
Thừa nhận những khó khăn của các doanh nghiệp trên là ý tưởng thúc đẩy sự ra đời của Softmaster, ông Đỗ Hoàng Hải, Giám đốc Công ty CP Đánh giá giải pháp công nghệ Softmaster chia sẻ cái thị trường cần là cung cấp đánh giá khách quan.
Nếu tiếp cận các nhà cung cấp thì đơn vị nào cũng nói tốt về sản phẩm của mình nhưng với Softmaster không thế, doanh nghiệp sẽ có được thông tin tin cậy, nhiều chiều, tư vấn độc lập.
Ông Hải từng học tập và làm việc nhiều năm ở Singapore; làm giám đốc một trung tâm các giải pháp công nghệ và xây dựng mảng kinh doanh về công nghệ cho Mobiphone; giám đốc trung tâm giải pháp của Tập đoàn Công nghệ CMC…
Cuối năm 2020, ông ra ngoài lập công ty riêng là Wicom, chuyên tư vấn dự án công nghệ theo chương trình tư vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện, Wicom chỉ mới 2 năm tuổi, tuy nhiên, doanh thu đạt ngưỡng hơn 10 tỷ đồng/ năm; cho ra mắt Softmaster và đây là một thành công lớn khi nhiều ông lớn công nghệ khác chưa làm được.
“Tôi nhận thấy, với cộng đồng gần 800.000 doanh nghiệp và hơn 1 triệu hộ kinh doanh đang cần tìm ứng dụng công nghệ để phát triển và chuyển đổi số, có một thị trường rất lớn chưa có đơn vị nào khai thác”, ông Hải nói và cho biết, Softmaster đã hình thành sau 4 tháng, với chi phí gần 1 tỷ đồng cho nhân sự và đầu tư công nghệ.
Dù mới ra đời, tuy nhiên, Softmaster có một lộ trình tăng trưởng rõ ràng. Mục tiêu 6 tháng đầu là tăng trưởng lượng người truy cập, tăng trưởng nội dung để tạo nên một nền tảng giàu nội dung top đầu của Việt Nam.
Từ đó, nguồn thu sẽ có được từ việc quảng bá cho các nhà cung cấp và tổ chức các hội thảo trực tuyến hay bán các dữ liệu báo cáo thị trường.
Hiện nay, trong khoảng 2 tháng ra mắt, đã có tới 530 doanh nghiệp cung cấp giải pháp phần mềm khởi tạo thông tin. Hiện, Softmaster vẫn đang miễn phí các doanh nghiệp, nhà cung cấp truy cập trên nền tảng này.
Ông Hải kỳ vọng, sau 6 tháng con số khách hàng sẽ đạt khoảng 200.000; Sau một thời gian vận hành, Softmaster sẽ xem xét thu phí ở một mức hợp lý.
Ông Hải cũng đặt ra kỳ vọng phát triển công ty giống như mô hình của G2.Com (một nền tảng nổi tiếng bậc nhất trên thế giới). Còn về doanh thu, ông đặt kỳ vọng, trong vòng 2 năm tới sẽ đạt ngưỡng 1 triệu USD.
Dẫn chứng về những con số để thấy đó không phải là những kỳ vọng ảo, ông Hải nhấn mạnh: “Việt Nam có lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tới 98%, họ là đơn vị cần thay đổi và ứng dụng công nghệ. Do đó, thị trường phần mềm rất màu mỡ”.
Nhận xét về nền tảng đánh giá phần mềm Softmaster, bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, phụ trách văn phòng chuyển đổi số - Cục phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) cho rằng, sự ra đời của Softmaster sẽ trở thành cầu nối giúp rút ngắn khoảng cách giữa các nhà cung cấp giải pháp với doanh nghiệp, người sử dụng và thúc đẩy phát triển thị trường phần mềm, giải pháp công nghệ Việt Nam.
“Cái hay của Softmaster là đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp cho họ nhiều góc nhìn khác nhau… từ đó tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh và giúp giảm chi phí khi phải thử nhiều giải pháp”, bà Quyên nói đồng thời cho rằng, nền tảng Softmaster chỉ là một công cụ, điều quan trọng là chính các nhà cung cấp và doanh nghiệp, người sử dụng mới là những yếu tố tạo nên giá trị và sự thành công, sự phát triển của thị trường.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận