Hà Nội vừa xây dựng bộ tiêu chí chất lượng dịch vụ xe buýt, kỳ vọng khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay đối với hoạt động xe buýt, dần lấy lại thiện cảm của hành khách đối với loại hình này.
Đây cũng sẽ là căn cứ để thành phố dựa vào trước khi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Để thu hút hành khách hơn nữa, xe buýt Hà Nội chắc chắn sẽ phải cải thiện rất nhiều về chất lượng dịch vụ, phương tiện
Sẽ có tuyến buýt 5 sao, doanh nghiệp buýt 5 sao
Từ 1/1/2022, toàn bộ xe buýt hoạt động trên địa bàn Hà Nội sẽ phải tuân theo một khuôn khổ mới tại Bộ tiêu chí quản lý chất lượng xe buýt hết sức cụ thể, chi tiết vừa được thành phố ban hành.
Theo đó, mạng lưới tuyến, tuyến buýt, lượt xe buýt doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ được đánh giá theo 5 mức độ, từ 1 - 5 sao tùy theo số điểm đạt được theo thang điểm 100.
Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, mạng lưới tuyến buýt sẽ được đánh giá dựa trên 10 chỉ tiêu cụ thể, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng như mức độ tiếp cận dịch vụ xe buýt, khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ ở ngoại thành, chất lượng điểm dừng, nhà chờ, điểm đầu cuối, khả năng tiếp cận của người khuyết tật, tỷ lệ hành khách sử dụng vé tháng…
Trong số này, 2 chỉ tiêu được gọi là “tiên quyết” gồm tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại và chất lượng dịch vụ tuyến. Các chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu “điều kiện”.
Với từng tuyến buýt, Bộ tiêu chí cũng đưa ra những chỉ tiêu hết sức cụ thể để đánh giá gồm: Chất lượng phương tiện vận hành, chất lượng lao động vận hành, hiệu quả khai thác tuyến và chất lượng dịch vụ lượt vận chuyển.
Từng lượt vận chuyển cũng được đánh giá, xếp sao, tùy thuộc số điểm đạt được căn cứ theo chất lượng phương tiện vận hành của lượt xe, chất lượng lao động vận hành của lượt xe, chất lượng vận hành theo lộ trình và điểm dừng đỗ và chất lượng vận hành theo thời gian biểu chạy xe.
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng sẽ được xếp sao căn cứ và chất lượng tuyến và số lượng tuyến vận hành.
“Mục đích ban hành Bộ tiêu chí nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay trong quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, làm cơ sở để tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, làm cơ sở để doanh nghiệp và nhà nước quản lý, duy trì chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân”, ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho hay.
Lấy lại thiện cảm cho xe buýt
Cho biết xe buýt Hà Nội đang đổi mới từng ngày, ông Phương thông tin thêm, xe buýt hiện tại đều đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4; tích hợp công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, cung cấp wifi miễn phí...
“Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của xe buýt, nhưng nếu không đồng bộ, không dựa theo những quy định rõ ràng sẽ có thể làm phát sinh tình hành khách công cộng mà còn phải đáp ứng yêu cầu về văn hoá giao thông, văn hoá ứng xử của nhân dân Thủ đô. Việc ban hành một Bộ tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp căn cứ vào đó đánh giá, xếp hạng xe buýt là rất cần thiết.
“Các doanh nghiệp xe buýt trên địa bàn Thủ đô đều thống nhất quan điểm cho rằng việc ban hành bộ tiêu chí là cần thiết để doanh nghiệp thực hiện công bằng, hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ hành khách”, ông Thông cho hay.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thông tin, trung bình một ngày xe buýt Hà Nội phục vụ được khoảng hơn 1 triệu lượt hành khách. Thành tựu đạt được của xe buýt là rất đáng kể, nhưng do vẫn còn một vài hạn chế về chất lượng dịch vụ nên thái độ phục vụ của đội ngũ lái, phụ xe đôi khi còn chưa chuẩn, gây bức xúc cho hành khách…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận