Vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đề xuất TP Hà Nội cho phép xe buýt thường, xe khách trên 24 chỗ, xe công vụ được lưu thông vào làn riêng buýt nhanh BRT 01 Yên Nghĩa - Kim Mã nhằm giảm tải ùn tắc giao giao thông. Nguyên nhân của đề xuất trên, theo đơn vị QLNN, thành phố giao Viện Kinh tế - xã hội khảo sát hoạt động của BRT. Qua khảo sát, Viện Kinh tế xã hội đề xuất tiếp tục tổ chức giao thông để thuận lợi cho BRT, trước mắt, vào thời điểm ngoài giờ BRT hoạt động (từ 22h đến 5h) cho các phương tiện khác chạy vào làn BRT để tránh lãng phí.
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, dù đã giúp người dân tiếp cận được dịch vụ giao thông công cộng có chất lượng tốt hơn, song cũng còn hiện hữu không ít những bất cập tồn tại chưa được khắc phục.
Với tên gọi là xe buýt nhanh nhưng tuyến này di chuyển chậm chạp bởi hàng loạt các phương tiện bủa vây
Giờ cao điểm tuyến đường có buýt nhanh BRT đi qua trở thành đường hỗn hợp.
Hệ thống nhà chờ của xe buýt nhanh BRT được thiết kế hiện đại bậc nhất trong hệ thống giao thông công cộng Thủ đô
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội thông tin: Tuyến BRT đã thu hút một lượng khách lớn đi lại trong các khung giờ cao điểm, bình quân đạt 70 hành khách/lượt, nhiều lượt xe vận chuyển từ 95-110 hành khách/lượt.Theo kết quả khảo sát giai đoạn trước dịch Covid, tỷ lệ hành khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng tuyến buýt BRT đạt 58,6%.
Theo ông Hải, do hạ tầng còn chật hẹp nên tốc độ di chuyển của xe buýt BRT chưa nhanh như kỳ vọng. Đường ưu tiên cho BRT thường xuyên bị “nhấn chìm” bởi hàng nghìn ô tô, xe máy lấn làn, nhất là tại các nút giao: Giảng Võ - La Thành, nút giao Láng Hạ với đường Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Tuân, Khuất Duy Tiến; Nút giao Tố Hữu - Mộ Lao…
Quan sát của PV, giờ cao điểm tuyến này luôn thu hút lượng lớn hành khách di chuyển, nhưng tần suất các chuyến còn chưa cao, tuyến đường ưu tiên nhiều thời điểm bị trống trải.
Hành khách di chuyển từ nhà chờ sau hành trình đi lại bằng xe buýt nhanh
Phương tiện cá nhân lấn làn, đặc biệt là trong giờ cao điểm (theo số liệu trích xuất từ camera đặt tại trên đường Quang Trung, bình quân trong 1 giờ có 308 phương tiện chạy vào làn BRT (xe máy: 85,4%; xe ô tô con: 10,4%; xe tải: 2,2%; các phương tiện khác: 0,4%); trên đường Tố Hữu, bình quân có 707 phương tiện chạy vào làn BRT (xe máy: 86,2%; xe ô tô con: 11,6%; xe tải: 0,8%; các phương tiện khác: 0,5%).
Với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng (53,6 triệu USD), đây là tuyến buýt đắt nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Giao thông đông đúc, tuyến đường thiết kế có làn BRT không còn phù hợp với hiện trạng giao thông hiện nay
TS Phan Lê Bình, chuyên gia của JICA cho rằng, BRT là tuyến buýt được ưu tiên, song đó là kiểu ưu tiên "nửa vời". Dù có làn riêng, được phân tách rạch ròi với các phương tiện cá nhân, nhưng lại rất ít được tôn trọng, các phương tiện khác vô tư xâm lấn vào làn BRT nếu không có CSGT.
Phổ biến tình trạng chiếm dụng làn đường BRT
Để quyết định có tiếp tục đầu tư, thử nghiệm tuyến buýt BRT nữa hay không, Sở GTVT Hà Nội cho biết đã đề xuất UBND TP giao Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khảo sát, đánh giá hiệu quả. Đến nay, đơn vị này chưa có kết quả thực hiện.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận