Xã hội

Hành khách "bỏ rơi" đường sắt là vì chất lượng dịch vụ

14/08/2017, 10:13

Theo lãnh đạo Tổng Cty đường sắt VN, hành khách "bỏ" đường sắt không phải vì giá vé, mà vì chất lượng dịch vụ.

TocongtacThutuong

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Thủ tướng làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sáng 14/8

Sáng 14/8, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện của Chính phủ, Thủ tướng giao cho đơn vị này.

Đánh giá lịch sử phát triển của Tổng công ty đường sắt Việt Nam cùng ngành đường sắt đã trải qua một quá trình rất dài, hơn 100 năm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, Tổng công ty đường sắt đã có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước và đã được ghi nhận.

Nhưng trong thời kỳ mới, tập trung xây dựng nền kinh tế nước nhà, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng ngành đường sắt cần có đòi hỏi để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. "Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là quyết tâm đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, trong đó cần sự đóng góp không nhỏ của du lịch và vận tải. Vì thế, ngành đường sắt cũng cần có đóng góp vào mục tiêu chung này" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý.

Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cần có giải pháp để tăng trưởng về sản lượng, doanh thu vận tải, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. "Nhất là trong thời điểm đang phấn đấu tăng khách du lịch. Đòi hòi ngành đường sắt đổi mới công nghệ, tái cấu trúc, xã hội hoá”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý.

Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh, trước buổi làm việc này, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng đã yêu cầu Tổng công ty đường sắt làm rõ 6 nội dung - đều là những nội dung được xã hội quan tâm. Cùng với đó, Thủ tướng nhắn nhủ ngành đường sắt thực sự đổi mới, quyết liệt để thay đổi ngành vận tải cơ bản của nước ta.

Thứ nhất, làm rõ về về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác quản trị của Tổng công ty, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty. “Trong thời điểm hiện nay, hành khách có thể lựa chọn đi bằng nhiều phương tiện khác hấp dẫn hơn, trong khi đi bằng đường sắt hiện đang kém hấp dẫn, kém sự cạnh tranh, trong đó có lý do chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt. Thị phần của ngành đường sắt trong những năm gần đây giảm đáng kế” - Bộ trưởng Dũng nêu thực tế, đó là hạ tầng đường sắt kéo dài từ Bắc đến Nam nhưng đã quá lâu đời, chất lượng tàu, chất lượng hạ tầng ít được quan tâm nâng cấp... Ngoài ra, kết nối ga đường sắt với ga hàng không, kết nối với đường biển, các khu công nghiệp hay vùng trọng điểm kinh tế ít được quan tâm.

“Thủ tướng có đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề nghị ngành đường sắt có suy nghĩ để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần" - ông Dũng truyền đạt.

Vấn đề thứ hai Thủ tướng đề cập là an toàn đường sắt, chất lượng lao động và trách nhiệm của cán bộ. Bởi dư luận hiện nay quan tâm, lo ngại về tình tình tai nạn giao thông đường sắt, tuy có giảm so với 2016 nhưng những vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến an toàn tàu chạy, kết cấu toa xe, kết cấu hạ tầng gây thiệt hại về người đã tạo ra suy tư cho hành khách.

Nội dung thứ ba Thủ tướng lưu ý là việc kêu gọi đầu tư tham gia khai thác đường sắt. Chủ trương xã hội hoá hạ tầng, sử dụng các dịch vụ khác của đường sắt thế nào để kêu gọi đầu tư, việc này cần sự đổi mới với ngành đường sắt. “Công nghệ điều hành của ta dùng thủ công quá nhiều, lạc hậu. Cần kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào đường sắt, nâng cao năng lực cạnh tranh”, ông Dũng nói.

Thứ tư, Thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt đẩy mạnh quan tâm khai thác hạ tầng, trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư, Tổng công ty cần duy trì an toàn, tập trung khai thác tối đa năng lực trong từng tuyến cụ thể.

Vấn đề thứ năm à công tác tổ chức quản lý và cải tạo các tuyến đường ngang, đường dân sinh. Theo đó, cả nước có trên 3.000km đường sắt từ Bắc vào Nam, kèm theo đó là đường ngang dân sinh rất nhiều, có đường có barie, có đường có gác chắn, có biển báo tự động, nhưng còn nhiều đường ngang dân sinh tự mở, gây hiểm hoạ về an toàn giao thông. Vì vậy Tổng công ty cần phối hợp với địa phương sao cho có sự tham gia của địa phương để đảm bảo an toàn tại các lối đi dân sinh.

Cuối cùng, Thủ tướng lưu ý đến vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn vì hiện việc thoái vốn của Tổng công ty vì đến nay, việc cổ phần hoá được thực hiện khá tốt nhưng việc thoái vốn chưa đạt yêu cầu.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty rà soát lại toàn bộ chương trình mục tiêu, giải quyết gói 7.000 tỷ đầu tư nâng cấp hạ tầng đường sắt và báo cáo tiến độ. Thủ tướng cũng giao Bộ GTVT rà soát các điểm ngang, đường đi dân sinh, rà soát các điểm đen TNGT.

20841488_1365535776892737_510342684_o

Ông Vũ Anh Minh- Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Giải trình với Tổ Công tác, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng nêu thực trạng hiện nay kết cấu hạ tầng đường sắt rất lạc hậu, tốc độ bảo trì cũng rất chậm. "Theo tốc độ bảo trì hiện nay thì phải mất 70 năm nữa mới quay hết một vòng bảo trì. Nhưng nếu đến 70 năm nữa thì không biết sản phẩm còn lại gì? Rồi khi ấy sẽ có những hạng mục bị hỏng nặng hơn thì tính thế nào?" - ông Minh băn khoăn.

Theo ông, đường sắt vẫn là nền kinh tế xương sống của ngành GTVT nên Tổng công ty quyết tâm giữ những ưu điểm của đường sắt như vận tải khối lượng lớn, tính an toàn, chỉ số đúng giờ cao, các ga đường sắt tạo điều kiện cho dân đi lại...

Bên cạnh đó, khắc phục những nhược điểm như tốc độ di chuyển còn chậm, chất lượng dịch vụ kém. "Khi các phương thức khác đã tiệm cận nhu cầu của dân thì đường sắt vẫn rất lạc hậu, hạ tầng và thiết bị cũng như vậy" - ông Minh nhận định.

Ông cũng nhấn mạnh: "Hành khách bỏ đường sắt đi không phải vì giá vé mà hành khách bỏ đi vì chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng vệ sinh của đường sắt còn thấp". Lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt cũng khẳng định sẽ khắc phục tất cả nhược điểm đã nêu, đồng thời đưa ra các giải pháp như bán vé sớm, bán vé linh hoạt, đa hình thức...

Về an toàn đường sắt, ông Minh cho biết Tổng Công ty đã có báo cáo, đề xuất với Chính phủ gói nâng cấp hàng trăm đường giao cắt với đường sắt. Bởi thực tế có những điểm dù có còi, có biển báo nhưng lái xe vẫn cố cho vượt đường sắt, gây tai nạn, và đường sắt cũng phải chịu không ít thiệt hại.

"Cái chúng tôi quan tâm nhất là đóng được các lối đi trái phép, gây ra hiểm hoạ về ATGT đường sắt. Thời gian qua, chúng tôi đã chỉ đạo từng đơn vị quản lý trên địa bàn, gắn trách nhiệm người đứng đầu" - ông Minh cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.