Não bộ người chỉ ghi nhớ tốt hệ thống giao thông ở mức 250 lớp kết nối trong khi các lớp kết nối hệ thống giao thông tại các thành phố lớn lên tới hàng nghìn |
Mới đây, các nhà khoa học thế giới nghiên cứu và phát hiện, hệ thống thông tin giao thông công cộng tại các thành phố lớn trên thế giới “vượt quá giới hạn nhận thức” của con người, theo Sputnik. Nghiên cứu của Viện Physique Theorique tại Thủ đô Paris (Pháp) phối hợp với Đại học Oxford (Anh) cho biết, hệ thống giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới quá phức tạp với bộ não con người nên người tham gia giao thông dễ bị “quá tải”.
Trong báo cáo nghiên cứu có tiêu đề: “Lạc lối trong giao thông: Các biện pháp thông tin và hạn chế nhận thức trong định hướng giao thông đa lớp”, các nhà nghiên cứu cho biết: “Khả năng nhận thức của con người rất hạn chế và các hệ thống giao thông của các thành phố đã phát triển tới mức phức tạp mà bộ não con người rất khó khăn trong việc định hướng”.
Nghiên cứu cho thấy, hạn chế thông tin của con người khi xác định một chuyến đi trong hệ thống giao thông chỉ ở mức 250 lớp kết nối. Trong khi, số lượng kết nối trong hệ thống giao thông tại các thành phố lớn nhất thế giới cao hơn thế rất nhiều. Chẳng hạn, số lớp hệ thống giao thông ước tính được tại Tokyo là 1.831; tại Paris là 4.292; tại New York là 8.461.
“Sự phát triển của giao thông khiến các hệ thống chồng chéo lên nhau và rất phức tạp khi tìm đường trên bản đồ”, báo cáo viết. Do vậy, các nhà khoa học đề nghị các cơ quan giao thông thế giới hãy thiết kế lại bản đồ và nâng cấp các công cụ thông tin điện tử để giảm khối lượng thông tin về cơ sở hạ tầng giao thông để não bộ con người có thể xử lý tốt.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận