Trong giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng Chính phủ đã bố trí 2.680 tỷ đồng đầu tư cho các dự án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL từ nguồn đầu tư công trung hạn.
Trong đó, Cà Mau được phân bổ kinh phí xây dựng 15 km kè giảm sóng gây bồi bảo vệ bờ biển Tây với số tiền hơn 380 tỷ đồng.
Những năm qua, tỉnh Cà Mau mất hàng trăm ha rừng phòng hộ do sạt lở, tỉnh này cũng thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ gây bồi tạo bãi.
Mùa mưa bão đang rất cận kề, đê biển Tây đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở với chiều dài hơn 700 mét; hàng năm có khoảng hàng trăm ha rừng phòng hộ bị cuốn trôi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do chênh lệch triều lớn, dòng chảy mạnh...
Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, để bảo vệ tính mạng, tài sản của hàng ngàn hộ dân bên trong đê trước sạt lở, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ đê biển và rừng phòng hộ.
Trong đó, biện pháp kè ly tâm chắn sóng tạo bãi bồi được xem là hiệu quả nhất. Địa phương đã triển khai được 50 km kè đê biển bằng phương pháp trên.
“Phương pháp kè ly tâm chắn sóng tạo bãi bồi là đóng 2 hàng cọc bê tông, mỗi hàng cách nhau trên 1,5 mét và mỗi cọc cách nhau hơn 15 cm bên trong được thảm đá...
Sẽ thiết kế đỉnh kè thấp hơn sóng để giảm tác động khi sóng biển tràn vào nhằm tích tụ phù sa, tạo bãi bồi từng bước khôi phục đai rừng phòng hộ góp phần bảo vệ đê biển Tây”, ông Hoai thông tin thêm.
Giải pháp trên được thí điểm tại bờ biển Đông cũng đem lại hiệu quả khá cao. Cụ thể, hơn 1 km đê biển có kè thì phía ngoài đai rừng phòng hộ phát triển xanh tốt.
Kè ly tâm chắn sóng tạo bãi bồi được ngành nông nghiệp và chuyên ngành thủy lợi đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả nhất trong ứng phó sạt lở bờ biển. Kinh phí làm bờ kè bảo vệ bờ sông khá cao nên tỉnh ưu tiên xử lý ở những nơi sạt lở nguy cấp và trọng điểm…
Tại những điểm sạt lở nguy hiểm thì vận người dân di dời vào trong, hạn chế gia tải đối với những nhà cất ven sông. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ, trồng mới các loại cây có khả năng giữ đất ven sông như: cây mắm, đước, dừa nước.
Khi được đầu tư bờ kè kiên cố, hàng hàng hộ dân sống bên trong và ven đê biển Cà Mau sẽ không còn sống trong cảnh thấp thỏm lo âu mỗi khi đến mùa mưa bão. Thông tin ĐBSCL được trung ương gót hàng ngàn tỷ đồng để làm bờ kè đã tạo được sự phấn khởi trong nhân dân.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận