Sắp xếp thứ tự ban thờ
Ở Việt Nam, vào ngày rằm tháng 7 (15.7 Âm lịch) có 2 sự kiện tín ngưỡng dân gian, đó là lễ cúng cô hồn xuất phát từ quan niệm của Đạo giáo và lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Phật giáo.
Do vậy, lễ cúng gồm có 3 lễ: Lễ Phật, lễ thần linh và gia tiên, lễ cô hồn và có thứ tự sắp xếp riêng.
Sắp xếp thứ tự mâm cỗ cúng rằm tháng 7.
Theo truyền thống, bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ngày Thanh Long hoàng đạo (ngày tốt) hoặc do gia chủ tự sắp xếp, miễn là cúng ban ngày, trước khi mặt trời đã lặn.
Ở tại gia, nếu gia chủ có ban thờ Phật riêng thì mâm lễ thờ Phật đặt riêng trên ban thờ Phật. Nếu không có ban thờ Phật riêng thì mâm lễ thờ phật được đặt trên cao, gần bát hương nhất.
Dưới mâm lễ thờ phật là mâm lễ thờ thần linh và tổ tiên.
Lễ cúng thần linh và tổ tiên.
Cuối cùng là mâm lễ cúng chúng sinh (hay cúng cô hồn). Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7
Mâm lễ cúng Phật Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...
Mâm cúng thần linh và gia tiên Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi. Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Mâm cúng chúng sinh, lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận