Đời sống

Lưu ý trong sắp lễ cúng Rằm tháng 7 để tránh đại họa

14/08/2019, 12:09

Làm lễ cúng Rằm tháng 7 là cần thiết để tỏ lòng thành với đức sinh thành. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, cần lưu ý một số vấn đề...

img
Mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 (hình ảnh minh hoạ)

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 "Vu lan báo hiếu" xuất phát từ Đạo Phật, gắn với tích Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Do vậy, Rằm tháng 7 không chỉ con cháu tưởng nhớ đến công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tiên tổ mà còn nhớ đến Đức Phật, người khai sáng ra Đạo Phật và công đức, bố thí tạo phúc chúng sinh lang thang chưa được siêu thoát.

Mâm cúng Phật

Theo quan niệm, Đức Phật sống từ bi, ăn chay, không sát sinh nên mâm cúng Phật phải là đồ chay. Tuỳ điều kiện từng gia đình có thể sửa soạn một mâm cỗ chay hoặc mâm hoa quả đơn giản nhưng trang trọng. Trong khi làm lễ nên đọc bài "Kinh Vu lan" ghi lại những lời Đức Phật dạy về lòng thương yêu, bổn phận của con cái đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố, đối với những người đang trầm luân trong những khổ cảnh, nghịch cảnh và cách thức thể tình cảm và bổn phận ấy bằng những việc làm cụ thể.

Mâm cúng thần linh, gia tiên

Mâm cúng thần linh và gia tiên là cỗ mặn cùng tiền vàng và một số vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy (hàng mã). Quan niệm "trần sao âm vậy" người khi sống ăn uống, sinh hoạt, tiêu dùng như thế nào thì xuống cõi âm cũng như thế.

Các món mặn thường có trong mâm cúng rằm tháng 7 gồm: Xôi đỗ, gà luộc, giò lụa, canh, nem, cá kho, món xào thập cẩm...Có thể thay đổi để phù hợp với phong tục của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của gia đình.

Mâm cúng chúng sinh

Mâm cúng chúng sinh sẽ bao gồm những lễ vật sau:

- Muối gạo: 1 đĩa

- Cháo trắng nấu loãng: 12 chén nhỏ

- Hoa quả: 5 loại

- Đường thẻ: 12 cục

- Quần áo chúng sinh

- Bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng

- Nước: 3 ly

- Nhang: 3 cây

- Nến: 2 cây

Chú ý, trong mâm cúng cô cồn, tuyệt đối không có xôi, gà, heo mà chỉ cúng bằng các lễ vật trên. Người xưa cho rằng cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si, lưu luyến cuộc sống sung sướng cô hồn ở lại gia chủ.

Thời gian cúng chúng sinh, cô hồn thường diễn ra vào chiều ngày 14 hoặc 15/7 âm lịch. Sở dĩ lựa chọn thời gian cúng này bởi theo quan niệm, đây là lúc các cô hồn trên đường trở về địa ngục. Mọi lễ cúng phải được hoàn tất trong ngày 15/7.

Lễ cúng sẽ được bày ở trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ khi cúng nên đọc các bài văn khấn hoặc khấn nôm tùy tâm. Kết thúc cúng cô hồn thì đem vãi gạo, muối ra sân đường rồi đốt vàng mã.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.