Đô thị

Huy động cả nghìn công nhân đẩy tiến độ dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô

Nhà thầu thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô huy động cả nghìn công nhân triển khai đồng loạt trên 29 mũi, bao gồm 21 mũi thi công đường và 8 mũi thi công cầu.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 1.

Ban QLDA Các công trình giao thông Hà Nội thông tin, hiện nay, dự án Vành đai 4 qua Hà Nội đã phê duyệt và thu hồi đất được 726,61/791,40ha, đạt 91,81%. Ban đã nhận hơn 654/726,61ha, đạt 90,02% so với diện tích đất đã thu hồi GPMB.

Các nhà thầu thi công đã hoàn thiện thủ tục, xây dựng lán trại, huy động máy móc, thiết bị, trình nguồn vật liệu đầu vào... phục vụ thi công dự án.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 2.

Các nhà thầu đã huy động trên 200 kỹ sư, công nhân kỹ thuật; 39 máy đào; 30 lu rung; 26 máy ủi; 3 dây chuyền khoan cọc nhồi; 1 dây chuyền thi công cọc xi măng đất; 1 thiết bị thi công giếng cát để tổ chức thi công; 1 máy cắm bấc thấm.

img
img

Ghi nhận PV Báo Giao thông trên công trường dự án đoạn qua các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, hàng nghìn công nhân ngày đêm thi công, máy móc được tập kết dày đặc công trường. 

Sôi động công trường thi công đường Vành đai 4 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Qua địa bàn huyện Hoài Đức, đoạn gần đê Tả Đáy nhà thầu đang thi công đường song hành.

Sôi động công trường thi công đường Vành đai 4 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Trong ảnh, vừa bóc phong hoá lớp đất cũ, nhà thầu đang tiến hành đào đắp nền đường.

Sôi động công trường thi công đường Vành đai 4 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Chỉ huy trưởng của gói thầu số 9 (nhà thầu Vinaconex) cho biết: Gói thầu số 9 có tổng chiều dài 23km, đi qua hai địa phận huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức. Hiện tại, nhà thầu đang triển khai 5 mũi thi công đường và 3 mũi thi công cầu. Về tiến độ thi công, phần thi công đường nhà thầu đã tiến hành thi công thử xong phạm vi nền đất yếu bằng cọc xi măng đất và tiến hành đắp cát trên công trường ở một vài vị trí. Đối với việc thi công cầu, chúng tôi đang tiến hành hạng mục thi công cọc khoan nhồi của 3 vị trí cầu trên tuyến. Về nguồn vật liệu, đối với đất đắp nền, đơn vị đang làm thủ tục xin cấp phép mỏ mới. Về mỏ cát, đã được thành phố Hà Nội cấp cho mỏ cát Chu Phan trên sông Hồng, đảm bảo cung cấp cho dự án.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 4.

Tại đoạn qua huyện Thường Tín, nhà thầu đang tập trung huy động máy móc, thiết bị để thi công.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Chỉ huy trưởng công trường gói thầu số 11 đường Vành đai 4 cho biết: Vành đai 4 là dự án giao thông trọng điểm được cả Chính phủ quan tâm nên ngay sau khi được bàn giao mặt bằng, nhà thầu đã tập trung huy động máy móc, thiết bị để thi công, đáp ứng tiến độ đề ra. Hiện nay, mặt bằng nhà thầu nhận được khoảng trên 80% và khi có mặt bằng đến đâu nhà thầu triển khai ngay đến đấy. Trên công trường, đơn vị đã triển khai được trên 9 mũi (không bao gồm cả cầu và đường). Tuy nhiên, phần mặt bằng liên quan đến hạ tầng ngầm nổi, đường nước, đường điện đang gặp nhiều khó khăn, việc chậm di dời khiến việc thi công thiếu liền mạch.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 6.

Công nhân đang tiến hành thi công đắp cát nền, xử lý các vị trí đất yếu.

Sôi động công trường thi công đường Vành đai 4 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Máy móc chuyên dụng cỡ lớn được huy động đến công trường đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 4.


Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 7.

Ở Thanh Oai, giao cắt với trục đường Tây Nam đang làm đường song hành. Trong ảnh, công nhân đang bóc phong hoá và tiến hành đắp nền đường.

Cận cảnh đường Vành đai 4 đang được thi công - Ảnh 8.

Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đóng vai trò liên kết vùng và kết nối giao thông đô thị, khắc phục tình trạng quá tải về giao thông.

Sôi động công trường thi công đường Vành đai 4 ở Hà Nội - Ảnh 13.

Dự án có chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối).Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng. Thời gian thi công từ năm 2023 đến 2027.Dự án đi qua 3 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với 7 dự án thành phần. Trong đó, mỗi tỉnh phụ trách một dự án GPMB, một dự án đường song hành qua địa bàn tỉnh mình. Riêng dự án cầu cạn cao tốc toàn tuyến sẽ đầu tư theo phương thức BOT và giao Hà Nội quản lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.