Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, dự án chia thành ba giai đoạn kéo dài tới năm 2040. Trong đó tổng chi phí đầu tư 2 giai đoạn đầu là hơn 10,5 tỷ USD (tương đương 250 nghìn tỷ đồng) còn mức vốn cho giai đoạn cuối chưa được tiết lộ.
Dự án xây dựng tuyến đê biển quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Indonesia được khôi phục trước tình hình sụt lún nghiêm trọng của đảo Java, là nơi đặt thủ đô Jakarta và có dân số hơn 150 triệu người.
Hòn đảo đông dân nhất thế giới này đang chìm xuống dưới đại dương nhanh nhất thế giới, với tốc độ 25cm/năm. Trong khi đó, thủy triều lên tại Java dâng cao mức báo động, khoảng 200cm/năm.
Riêng tại thủ đô Jakarta, nhiều khu vực đã bị chìm tới 400cm chỉ trong 8 năm. Các chuyên gia dự báo, 1/3 thủ đô sẽ chìm xuống dưới biển vào năm 2050 nếu không có biện pháp ứng phó.
Không chỉ vậy, lũ lụt ở vùng ven biển Jakarta ước tính gây thiệt hại 2,1 nghìn tỷ rupiah mỗi năm và có khả năng tăng lên 10 nghìn tỷ rupiah/năm trong thập kỷ tới.
Để làm chậm quá trình chìm xuống của hòn đảo, chính quyền đã hạn chế khai thác nước ngầm và thúc đẩy dự án di dời thủ đô Nusantara 34 tỷ USD sang hòn đảo Borneo bên cạnh.
Dù vậy, nhiều người lo lắng khi Indonesia sắp tổ chức bầu cử tổng thống mới, không chắc vị tân lãnh đạo của đất nước liệu có tiếp tục theo đuổi dự án khổng lồ này hay không.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận