|
Di tích Hải Vân Quan nằm ở độ cao 490m so với mực nước biển, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế và TP Đà Nẵng
|
Ông Phan Thanh Hải cho biết, đợt khai quật lần này được thực hiện nhằm mục đích làm phát lộ các dấu vết của tường thành, bậc cấp, đồn phòng thủ của Hải Vân Quan, phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình.
Trước đó, Bộ VHTT&DL đã cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan, thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Công tác khai quật di tích Hải Vân Quan được tiến hành từ ngày 5/5- 3/9 trên diện tích 600 m2. Chủ trì khai quật là ông Nguyễn Ngọc Chất, Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Trước đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho rà phá bom mìn và thu dọn toàn bộ khu vực để đảm bảo công tác khai quật an toàn.
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan. Ảnh: Đ.H
|
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích. Những hiện vật thu giữ trong quá trình khai quật tạm lưu giữ ở Bảo tàng cổ vật cung đình Huế để bảo quản, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng có trách nhiệm đề xuất phương án phân chia hiện vật trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL xem xét, quyết định.
Kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.
Hải Vân Quan được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 14/4/2017. Đây là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật nằm trên địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Đây là công trình xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826), nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển, là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công. Dưới thời Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam.
Một số hình ảnh về di tích Hải Vân Quan:
|
Bảng giới thiệu về di tích Hải Vân Quan
|
|
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân
|
|
Đây là công trình xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 - năm 1826, là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công
|
|
Dưới thời nhà Nguyễn, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam
|
|
Hải Vân Quan được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 14/4/2017
|
|
Đây là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật nằm trên địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)
|
|
Tháng 11/2016, tại Đà Nẵng, Giám đốc Sở Văn hóa vàThể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế (TT-Huế) và Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Đà Nẵng đã ký biên bản ghi nhớ về việc khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích và phát huy giá trị Hải Vân Quan
|
|
Những năm qua, Hải Vân Quan là địa chỉ hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh
|
|
Du khách thăm quan Hải Vân quan
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận