Sớm giao đất triển khai dự án
Cụ thể, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, căn cứ Nghị quyết số 751 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 110 của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, UBND TP.HCM cần khẩn trương xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng kỳ cuối (2016 - 2020), quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh kỳ cuối (2016 - 2020) đối với khu đất xây dựng Nhà ga hành khách T3 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
“Sau khi có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền Phương án xử lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất nêu trên để bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý theo quy định pháp luật về sắp xếp, xử lý nhà, đất”, Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng chỉ đạo.
Ngay sau đó, UBND TP.HCM có trách nhiệm giao đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật hàng không dân dụng và các quy định liên quan.
37 tháng xây nhà ga công suất 20 triệu khách
Trước đó, hồi tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3 - Tân Sơn Nhất với mục tiêu phân chia sản lượng khai thác giữa CHK Long Thành và CHK Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1.
Được biết, theo Quyết định của Thủ tướng, nhà ga hành khách T3, công suất 20 triệu hành khách/năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước). Tiến độ góp vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Theo ACV, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án được lập dựa trên cơ sở tham khảo suất đầu tư của các dự án tương tự về mức độ đầu tư về kỹ thuật.
Doanh nghiệp này cũng cho biết chi phí thiết bị theo m2 sàn ở bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ có thiết kế sơ bộ, nên chưa đủ điều kiện để lập báo giá và tính toán chi tiết chi phí đầu tư cho hệ thống thiết bị nhà ga. ACV sẽ xác định chi tiết trong bước lập nghiên cứu khả thi.
Một điểm đáng chú ý trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là dự án sẽ xây dựng xong trong 37 tháng tính từ khi khi phê duyệt chủ trương đầu tư.
Theo ACV, sau 12 tháng thực hiện chuẩn bị đầu tư, ACV sẽ triển khai bước đầu tư xây dựng và hoàn tất sau 24 tháng. 1 tháng tiếp theo sẽ dành cho công tác xin cấp phép hoạt động.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận