Bạn cần biết

Khổ sâm chữa loét dạ dày

08/07/2015, 07:46

Khổ sâm hay còn gọi là kê cốt hương, cù đèn hoặc co chạy đón là một loại cây thấp thường mọc hoang dã...

52
 

Khổ sâm có lá hình mũi mác, dài khoảng từ 5 - 9cm, rộng 2 - 3cm, mọc so le nhau. Ở cả hai mặt lá đều có lông mịn, mặt dưới của lá có ánh bạc. Hoa khổ sâm mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, màu trắng, nhỏ li ti, quả gồm ba mảnh vỏ ghép lại, hạt khổ sâm hình trứng, màu nâu. Khổ sâm được trồng bằng cành hoặc hạt, vụ trồng bắt đầu vào mùa xuân.

Trong y học dân gian, lá cây khổ sâm được dùng như một bài thuốc chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có chứng viêm loét dạ dày. Lá khổ sâm có vị đắng pha chút vị ngọt và chát. Lá có tính mát hoặc trung tính, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng.

Để chữa loét dạ dày, tá tràng có thể lấy 12g khổ sâm trộn với 12g hậu phác, 40g lá khôi, 20g bồ công anh, 8g ngải cứu, 8g cam thảo và 12g uất kim đem sắc lấy nước uống hoặc nấu thành cao rồi pha với siro dùng. Ngoài ra, có thể dùng 12g khổ sâm, 10g lá khôi, 12g bồ công anh, 10g chút chít và 12g nhân trần tán thành bột rồi pha với nước sôi uống với liều lượng mỗi ngày khoảng 30g.

Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.