Vân đồn được cho là vị trí đắc địa để xây dựng đặc khu |
Đặc biệt, giữa tháng 4 vừa qua, chính quyền Trung Quốc tuyên bố phát triển đảo Hải Nam thành mô hình khu mậu dịch tự do, cảng mậu dịch tự do đẳng cấp cao hơn cả Hong Kong, Singapore - trung tâm du lịch lớn nhất của thế giới; trở thành căn cứ chiến lược phát triển liên quan tới cả an ninh - quốc phòng của Trung Quốc. Đây được coi là mô hình phát triển đẳng cấp cao nhất của Trung Quốc và thế giới trong vòng 10-15 năm tới. Đáng nói, đảo Hải Nam cũng sẽ tập trung nhiều vào phát triển công nghệ cao, du lịch, dịch vụ cao cấp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao mà các đặc khu của Việt Nam cũng sẽ hướng tới. Về khoảng cách, Hải Nam chỉ cách vài trăm hải lý với Vân Đồn và Bắc Vân Phong, do đó chắc chắn sẽ có tác động cạnh tranh mạnh mẽ. Nếu chúng ta không đủ sức cạnh tranh sẽ bị lép vế nên vấn đề này cần được xem xét kỹ hơn.
Thế giới hiện có hàng nghìn đặc khu, chúng ta đi sau sẽ thu được kinh nghiệm tốt nhưng cũng là điểm bất lợi. Không giống như nghiên cứu khoa học công nghệ có thể vượt lên “đi tắt đón đầu”, phát triển đặc khu chậm có thể lỡ mất thời cơ.
Tôi cho rằng, bộ, ngành liên quan nên có nghiên cứu sâu hơn và khuyến nghị đối với lãnh đạo cấp cao chứ cứ như thế này thông qua để làm, thật sự vẫn còn nhiều băn khoăn. Dự án Luật Đặc khu cũng tính bước đi lộ trình đầu tư cho 3 đặc khu. Tuy nhiên, bước đầu vẫn phải huy động vốn ngân sách để làm mồi thu hút vốn đầu tư khác. Do đó, phải tính toán cẩn thận mức đầu tư công; có đủ khả năng huy động không? Chắc chắn trong 5 năm tới ngân sách còn rất hạn hẹp. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn nhất cần phải tính tới.
Đầu tư lớn nhưng tôi và nhiều chuyên gia khác đều đánh giá rất khó để thu hồi vốn được nhanh từ 3 đặc khu. Trong khi ưu đãi về thuế gần như tối đa, đất công cũng được giao hết trong vòng 70-99 năm… Vậy chúng ta sẽ thu ở đâu để bù đắp lại?
Đầu tư khoản vốn lớn cho 3 dặc khu lấy gì san sẻ cho những địa phương khác cũng đang cần phát triển hạ tầng? Đặc biệt hai đầu đất nước là Hà Nội và TP HCM cũng đang thiếu vốn, nhiều công trình trọng điểm phải tạm dừng... Tóm lại, về lợi ích kinh tế tôi thực sự chưa yên tâm.
Theo tôi, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là việc lựa chọn địa điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đối với đặc khu. Tiếp theo là thể chế đặc khu cần vượt trội về cả mặt kinh tế thương mại đầu tư lẫn quản lý hành chính tập trung, nhanh chóng kịp thời, tạo thuận lợi nhất có thể cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên đặc khu.
Tôi từng đi khá nhiều đặc khu trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là việc lựa chọn địa điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đối với đặc khu. Tiếp theo là thể chế đặc khu cần vượt trội về cả mặt kinh tế thương mại đầu tư lẫn quản lý hành chính. Về hệ thống tổ chức chính quyền đặc khu, dù người đứng đầu đã được giao quyền hạn rất lớn, song với mô hình Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, khó có thể có cơ chế quản lý vượt trội. Cụ thể, mô hình này có thể hạn chế việc xử lý quan hệ và phương thức hoạt động sao cho được thật sự tập trung, nhanh chóng kịp thời, đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trên đặc khu.
Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận