Thị trường

Kinh tế tăng trưởng 2 con số, giải quyết tình trạng thiếu điện ra sao?

18/02/2025, 11:34

Bộ Công thương xây dựng kịch bản cao và kịch bản cao đặc biệt với tính toán mức tăng trưởng GDP 9% vào năm 2025, hai con số vào năm 2026-2030 và mức tăng trưởng lần lượt 7,5%, 10% cho giai đoạn tiếp theo.

Xu hướng tăng mạnh tiêu thụ điện miền Bắc

Bộ Công thương hiện đang xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao của nền kinh tế.

Đánh giá về hiện trạng nhu cầu điện hiện nay, báo cáo của Viện Năng lượng (Bộ Công thương) cho thấy, giai đoạn 2016-2024, sản lượng điện thương phẩm toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần, từ khoảng 158 tỷ kWh lên 276 tỷ kWh. Tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.

Kinh tế tăng trưởng 2 con số, giải quyết tình trạng thiếu điện ra sao?- Ảnh 1.

Tăng trưởng điện cao, đòi hỏi sự linh hoạt của lưới điện truyền tải. Ảnh: EVN.

Còn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm.

Tuy nhiên, phụ tải cực đại (Pmax) hàng năm luôn tăng cao. Pmax năm 2024 đạt ngưỡng….

Đặc biệt, xu hướng tăng mạnh tiêu thụ điện miền Bắc, ở khu vực công nghiệp và tiêu dùng dân cư. Năm 2024 là năm đầu tiên điện thương phẩm miền Bắc vượt miền Nam, đạt ngưỡng 125,5 tỷ kWh (miền Nam đạt 123,1 tỷ kWh).

Kinh tế tăng trưởng 2 con số, giải quyết tình trạng thiếu điện ra sao?- Ảnh 2.

Biểu đồ phụ tải cực đại (Pmax) hàng năm.

Kịch bản điện cho tăng trưởng GDP hai con số

Trước thực tế trên, cùng với các mục tiêu tăng trưởng GDP, TS Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng cho biết, Bộ Công thương đã đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện là kịch bản thấp; kịch bản cơ sở; kịch bản cao; kịch bản cao đặc biệt.

Đáng chú ý, kịch bản cao và kịch bản cao đặc biệt là tính toán cho mức tăng trưởng GDP 9% vào năm 2025, hai con số vào năm 2026-2030 và mức tăng trưởng lần lượt 7,5%, 10% cho giai đoạn tiếp theo.

Với kịch bản cao, tốc độ tăng điện thương phẩm mức 12,8% cho giai đoạn năm 2026-2030 và giảm về 7,1% cho giai đoạn 2031-2040.

Tức, so với kịch bản cơ sở ở Quy hoạch điện VIII, điện thương phẩm đến năm 2030 và năm 2050 tăng lần lượt 53 tỷ kWh (Pmax tăng 9,4 GW) và 120 tỷ kWh (Pmax tăng 20 GW).

Tổng tiêu thụ điện của nền kinh tế chỉ giảm tốc sau khi đạt thu nhập đầu người hơn 22.000 USD.

Còn ở kịch bản cao đặc biệt, tốc độ tăng điện thương phẩm mức 12,8% cho giai đoạn năm 2026-2030 và giảm về 8,6% cho giai đoạn 2031-2040.

Kinh tế tăng trưởng 2 con số, giải quyết tình trạng thiếu điện ra sao?- Ảnh 3.

Tiêu thụ điện tăng mạnh ở khu vực công nghiệp và tiêu dùng dân cư.

So với kịch bản cơ sở ở Quy hoạch điện VIII, điện thương phẩm đến năm 2030 và năm 2050 tăng lần lượt 56 tỷ kWh (Pmax tăng 10 GW) và 430 tỷ kWh (Pmax tăng 71,5 GW).

Tổng tiêu thụ điện của nền kinh tế chỉ giảm tốc sau khi đạt thu nhập đầu người hơn 35.000 USD…

Ông Hưng đánh giá, kịch bản cao thể hiện mức tăng trưởng cao hơn dự báo Quy hoạch điện VIII trong trường hợp kinh tế phát triển tăng tốc giai đoạn đến 2030.

Trong khi, kịch bản cao đặc biệt thể hiện mức tăng trưởng 2 con số trong thời gian dài. Quy mô hệ thống điện đến 2040-2050 tương đương với quy mô của các hệ thống điện lớn nhất toàn cầu hiện nay.

Để đáp ứng mục tiêu trên, Bộ Công thương tính toán, quy mô hệ thống điện Việt Nam phải đạt 210.000 MW đến 2030 và tăng lên 840.000 MW vào 2050. Mức này cao hơn lần lượt 35% và 50% so với Quy hoạch điện VIII đã duyệt.

Bên cạnh việc đưa ra chương trình phát triển nguồn, lưới điện, Bộ Công thương tính toán tăng nhập khẩu nguồn điện từ Lào và Trung Quốc.

Cụ thể, Việt Nam dự kiến nhập khẩu 3.700 MW từ Trung Quốc, tăng thêm 3.000 MW so với quy hoạch trước; nhập khẩu điện từ Lào với công suất dự kiến đạt 6.800 MW, cao hơn gần 1,6 lần so với quy hoạch.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.