Y tế

Lao hạch có khó điều trị?

Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.

img
Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác (Ảnh minh họa)

Hỏi:

Tôi vốn chỉ biết đến lao phổi, nhưng mới đây đi khám tôi được chẩn đoán mình mắc lao hạch, khiến tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn về điều trị căn bệnh này?

Trần Như Hoa (Hà Đông, Hà Nội)

Trả lời:

Hiện có khoảng 15 - 20% bệnh nhân mắc lao ngoài phổi trong số bệnh nhân lao. Bệnh lao hạch có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể như: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn và các hạch ở nội tạng.

Do triệu chứng không điển hình nên khi khám nguyên nhân lao thường bị bỏ qua và có lối mòn suy nghĩ “cứ hạch là khối u, là ung thư” nên bỏ sót. Tuy nhiên, người mắc bệnh có thể sờ thấy hạch, bị sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, gầy xuống cân. Đây là các dấu hiệu mà chuyên gia cảnh báo để người dân không nên chủ quan sức khỏe.

Hiện, việc chẩn đoán lao hạch rất thuận tiện, an toàn và chính xác. Bệnh nhân nghi ngờ mắc lao hạch cần được lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các kỹ thuật tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh gồm: Xét nghiệm, tổng phân tích tế bào máu; sinh hóa máu; CD4; Chẩn đoán hình ảnh qua chụp X - quang tim phổi; chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner); siêu âm; Xét nghiệm dịch hạch: Hạch đồ; Gene Xpert; MGIT.

Sau khi khẳng định chính xác bệnh, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn theo hướng điều trị nội khoa, mà không cần phẫu thuật và phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian theo phác đồ. Để việc điều trị được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần phối hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.