ĐB Trương Trọng Nghĩa cho ý kiến tại phiên thảo luận |
Ngày 27/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Không đồng tình sửa đổi, bổ sung Điều 60, ĐB ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) dẫn chứng: “Thực tế cho thấy rất nhiều người nghỉ việc theo quyết định 176 trước đây, về sau muốn xin nộp lại số tiền đã rút một cục và tiếp tục đóng để hưởng chế độ hưu trí đã không được chấp nhận, vì thế nhiều người trong số họ thực sự khó khăn và vất vả ở tuổi già.
Nay một số người cho rằng do lương thấp, đời sống khó khăn nên muốn lấy BHXH một lần để làm vốn trang trải cuộc sống, nhưng đó chỉ là cái lo trước mắt, chưa thấy cái lợi lâu dài, sau này lại giống như những người về hưu theo quyết định 176, lại kêu nhà nước không quan tâm, “vắt chanh bỏ vỏ”.
Theo ông Khanh, Điều 60 đã làm đúng tinh thần Hiến pháp về vấn đề an sinh xã hội, quan tâm đến quyền lợi lâu dài của tuyệt đại bộ phận người lao động tham gia BHXH, hợp với xu hướng phát của các nước trên thế giới.
Vì thế, nếu quan tâm đến nguyện vọng của một phận người lao động nên sẽ đưa vào nghị quyết của kỳ họp cuối năm, bên cạnh đó phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi trở ngại sẽ qua, người lao động sẽ đồng tình với luật.
Trong khi đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng, Điều 60 vừa qua bị phản ứng là do “đúng nhưng chưa đủ”, chưa quan tâm đầy đủ đến lợi ích của các nhóm người lao động khác nhau trong xã hội.
Theo ông Nghĩa, Điều 60 vẫn có thể sửa, còn việc sửa vào luật hay ra Nghị quyết cần tính toán, nhưng dù thế nào thì cũng phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động.
“Tuyên truyền về lợi ích lâu dài của Điều 60 là quan trọng, nhưng quan trọng hơn phải xây dựng nền kinh tế làm sao ngày càng có nhiều người lựa chọn phương án bảo lưu bảo hiểm xã hội để có hưu trí” – ông Nghĩa đề xuất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận