Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Lợi ích khi ăn tỏi
Kích thích tóc phát triển khỏe mạnh
Ít ai ngờ tỏi lại tốt cho tóc bởi hai lĩnh vực này dường như không liên quan nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy một hợp chất có tên là allicin chứa rất nhiều trong tỏi.
Đây là một hợp chất rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là đối với tóc. Nó có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc, kích thích tăng trưởng tóc, giúp tóc khỏe mạnh và mọc nhiều hơn.
Điều trị viêm xoang
Nhờ có tính kháng khuẩn cao nên tỏi là nguyên liệu từ lâu đã được dùng như bài thuốc chữa những chứng bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, ít người trong chúng ta biết rằng tỏi còn có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng tác dụng giảm viêm hiệu quả.
Do đó, những người bị viêm xoang nếu bổ sung tỏi thường xuyên vào thức ăn cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm các chứng đau đầu, viêm hoặc các triệu chứng liên quan khác.
Xoa dịu nhiễm trùng họng
Nhiễm trùng cổ họng thường là triệu chứng của bệnh cúm, trong đó vi khuẩn tích tụ trong cổ họng gây đau rát khó chịu. Trong khi đó tỏi lại có tính sát khuẩn mạnh nên việc ăn tỏi vào thời điểm bị cúm cũng giúp ích rất nhiều.
Để tăng tác dụng sát khuẩn thì bạn có thể nhai vài tép tỏi sống hoặc trộn tỏi với nghệ sẽ giúp làm lành cổ họng nhanh hơn.
Giảm huyết áp
Tỏi có nhiều chất chống oxy hoá và allicin, cả hai hợp chất này đều có khả năng làm giảm lưu lượng máu chảy vào động mạch, do đó rất hiệu quả đối với những người có nguy cơ tăng huyết áp.
Từ tác dụng ổn định huyết áp thì tỏi còn có tác dụng giảm bệnh tim hoặc thậm chí ngăn ngừa đột quỵ.
Điều trị cảm cúm
Hàng ngày, bạn ăn tỏi có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Giúp lọc độc tố trong máu
Tỏi chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp bạn thanh lọc, giải độc cơ thể một cách hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, trong tỏi có chứa chất hóa học có tên là allicin, thành phần này giúp cơ thể chúng ta loại bỏ những chất độc hại, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, allicin còn giúp loại bỏ nicotine để thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp.
Phòng bệnh ung thư
Thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây ung thư và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Mỗi ngày, trung bình một người dân Nhật ăn 1 đến 2 củ tỏi vì tin rằng tỏi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng chống bệnh ung thư.
Theo một nghiên cứu thì những người ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư so với những người không ăn tỏi đến gần một nửa.
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với khả năng chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất allicin trong tỏi giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể.
Những món ăn, thực phẩm đại kỵ với tỏi
Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi ăn uống hoặc chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng các thực phẩm sau với tỏi:
Cá diếc
Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó
Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.
Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Cá trắm
Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi.
Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Trứng
Trứng nếu kết hợp với tỏi có thể trở thành chất độc gây hại cho cơ thể, nhất là khi chiên quá cháy. Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, tỏi không được ăn cùng với trứng là khuyến cáo chung của nhiều chuyên gia.
Một số thực phẩm khác
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như hành, xoài, mật ong, một số loại thịt. Bởi khi tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày, kết hợp với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da.
Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu… Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng...
Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?
Giới chuyên gia khuyến cáo, có 2 cách chế biến tỏi vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo dinh dưỡng. Một là, cho tỏi vào sau cùng, khi món ăn vừa được nấu chín. Hai là, phi tỏi thơm vàng thì không đun quá 2 phút, tỏi thơm chín thì vớt ra rồi cho vào sau khi nấu xong món ăn.
Cho tỏi vào phi vàng thơm rồi nấu nướng khiến tỏi mất hết dinh dưỡng và khả năng chống ung thư
Nhiều người muốn thêm độ thơm còn đun thêm nữa, cho đến khi tỏi chuyển sang hơi cháy mới cho thức ăn vào.
Phi tỏi lâu dễ ăn phải tỏi cháy, nguy cơ gây ung thư cao.
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) nhận định, thói quen dùng tỏi kiểu này rất phổ biến trong bếp người Việt.
Thế nhưng, giá trị dinh dưỡng của tỏi đã bị hao hụt gần hết. Đáng nói, ai muốn bổ sung tỏi để phòng chống ung thư mà toàn ăn tỏi kiểu này thì xác định công dụng phòng chống ung thư bằng 0.
Chuyên gia chỉ ra 2 nguyên nhân khiến tỏi phi cháy vàng rất thơm mũi nhưng không hề tốt cho sức khỏe.
1. Phi tỏi cháy vàng nguy cơ gây ung thư cao
Thật vậy, tỏi có lượng nước thấp. Bạn phi tỏi lâu để tỏi có mùi thơm đậm nhất rất dễ bị cháy khét. Khi ăn món ăn có thể có vị đắng. Điều này ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Đặc biệt, thói quen ăn tỏi kiểu này kéo dài cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.
Bởi đồ ăn dạng cháy, chiên rán ở nhiệt độ cao kiểu này dễ sản sinh chất gây ung thư. Thành ra bạn muốn ăn tỏi để phòng chống ung thư nhưng lại phi tỏi kiểu này thì chẳng hóa tạo điều kiện cho tế bào ung thư sản sinh trong cơ thể.
2. Phi tỏi rồi nấu chín làm hao hụt dinh dưỡng
Ai cũng biết tỏi là gia vị, là thuốc chữa bệnh trong Đông y. Tỏi được loài người ưu ái hết mực bởi khả năng kháng khuẩn, giảm cholesterol, phòng chống ung thư...
Thế nhưng, phi tỏi rồi nấu chín món ăn cần một khoảng thời gian kha khá. Đến khi tắt bếp thì giá trị dinh dưỡng trong tỏi cũng gần như bị mất hết cả.
Phi tỏi rồi nấu chín món ăn cần một khoảng thời gian kha khá. Đến khi tắt bếp thì giá trị dinh dưỡng trong tỏi cũng gần như bị mất hết cả.
Bởi lẽ, nấu tỏi cũng cần có nguyên tắc về thời gian. Để tỏi trên bếp trong thời gian quá lâu thì dinh dưỡng cũng bị hao hụt hết cả.
Giới chuyên gia khuyến cáo, một khi đã được đun ở nhiệt độ cao, tỏi không nên đun quá 2 phút để đảm bảo tính bổ dưỡng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận