Quả dứa giàu vitamin B1, B6 và C đồng thời có chứa còn cung cấp cho cơ thể một số chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do trong cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với nam giới.
Theo TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, dứa có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản.
Các nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa vô sinh. Bởi vì các gốc tự do có thể gây hại cho hệ thống sinh sản, các loại thực phẩm có hoạt tính chống oxy hóa cao như dứa được khuyến khích cho những người đang cố gắng thụ thai.
Theo đó, các chất chống oxy hóa trong dứa như vitamin C, β-carotene, các vitamin và khoáng chất khác như đồng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Những tác dụng vượt trội
Đối với nam giới, chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp tăng lưu lượng máu và khôi phục sự hình thành mô thích hợp trong cơ quan sinh dục, hỗ trợ tăng số lượng tinh trùng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới ăn dứa có thể tăng cường sự tự tin trong tình dục bởi loại quả này giúp cơ thể có mùi dễ chịu hơn.
Dứa cũng giúp tăng số lượng tinh trùng. Dứa là một nguồn giàu vitamin B1, B6 và C. Trong loại quả này cũng có folate, đồng và mangan. Sự thiếu hụt mangan khiến nam giới giảm ham muốn và sức chịu đựng cũng như giảm số lượng tinh trùng và nguy cơ vô sinh cao hơn.
Bên cạnh đó, bromelain, một loại enzyme được tìm thấy trong dứa, kích hoạt sản xuất testosterone có thể nâng cao ham muốn tình dục của đàn ông.
Hàm lượng cao vitamin C và thiamine trong dứa cũng cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, do đó tăng cường sự dẻo dai của quý ông trong "chuyện ấy".
Chất dinh dưỡng đáng chú ý nhất trong dứa có liên quan đặc biệt đến sức khỏe nam giới là mangan. Chất dinh dưỡng này được biết đến với tác dụng cải thiện sức mạnh tình dục.
Và đã được chứng minh là có tác dụng nâng cao mức testosterone, đặc biệt có lợi cho nam giới. Trên thực tế, theo Nature's Aphrodisiacs, trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sự thiếu hụt mangan ở nam giới gây ra mất ham muốn tình dục và thiếu tinh dịch.
Nhưng mangan không phải là lợi ích duy nhất của dứa khiến nó đặc biệt tốt cho nam giới. Dứa cũng là một nguồn cung cấp bromelain. Enzyme này đã được chứng minh là hỗ trợ trong việc kích hoạt sản xuất testosterone.
Một chất dinh dưỡng khác trong dứa có thể giúp nam giới sản xuất hormone tình dục đó là thiamine. Thiamine trong dứa cũng có thể có lợi cho nam giới khi sản xuất testosterone. Thiamine kích thích sản xuất hormone sinh dục ở cả nam và nữ.
Ngoài ra, dứa còn cung cấp cho cơ thể một số chất chống oxy hóa mạnh. Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do trong cơ thể chúng ta. Chất chống oxy hóa cũng rất quan trọng đối với nam giới.
Chúng không chỉ giúp chống lại các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy mà còn có thể giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và thậm chí có liên quan đến việc ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tuổi tác.
Không chỉ có chất chống oxy hoá, vitamin C trong dứa cũng có tác dụng cải thiện lưu lượng máu. Điều này không chỉ giúp nam giới duy trì sức khỏe tim mạch mà còn tác động đến lưu lượng máu đến dương vật.
Đó là lý do tại sao thực phẩm giàu vitamin C như dứa được đưa vào danh sách thực phẩm giúp chống rối loạn cương dương.
Ai không nên ăn dứa?
Bên cạnh tác dụng không ngờ từ dứa cũng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ nếu ăn quá nhiều, ăn không đúng cách có thể gây dị ứng, ngộ độc.
Khi bị dị ứng, ngộ độc dứa, cần gây nôn, uống siro ipeca hoặc than hoạt tính để loại bỏ độc tố. Nếu có biểu hiện suy hô hấp, hạ huyết áp… cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.
Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
Người cơ địa dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin, là loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này.
Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn dứa. Người tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng
Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.
Người bị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Người bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người dễ bốc hỏa
Cuối cùng, những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa.
Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận