Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, giúp điều chỉnh cân bằng dịch, quá trình co cơ và các tín hiệu thần kinh. Hệ thống thần kinh giúp điều chỉnh sự co cơ. Khi nồng độ kali trong máu bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh và làm suy yếu các cơn co thắt cơ.
Chế độ ăn giàu kali có thể giúp chúng ta ngăn ngừa đột quỵ. Trong một phân tích bao gồm 33 nghiên cứu với gần 128.700 người tham gia, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người ăn nhiều kali có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 24% so với những người ăn ít kali.
Ngoài ra, một phân tích khác bao gồm 11 nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng những người ăn nhiều kali có nguy cơ đột quỵ giảm tới 21% so với những người ăn ít kali.
Loại rau có hàm lượng kali cao gấp 7 lần chuối
Cơ thể thực sự có thể bổ sung kali thông qua các bữa ăn hàng ngày. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 2.000mg kali mỗi ngày. Lượng tiêu thụ để ngăn ngừa các bệnh mãn tính nên đạt 3.600mg mỗi ngày.
Khi nói đến thực phẩm bổ sung kali, hẳn nhiều người tin rằng đó là chuối. Trên thực tế, thực phẩm giàu kali không chỉ có chuối. Có một loại rau có hàm lượng kali thậm chí cao gấp 7 lần chuối. Đó chính là loại rau quý tộc: Xà lách Iceberg (tên gọi khác là xà lách giòn hay xà lách búp).
Khi ăn xà lách Iceberg, bạn sẽ thấy nó có vị tươi mát, mềm và giòn, như tan trong miệng, có vị mặn nhẹ. Loại rau có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng nước lên đến 95%. Nó cũng là loại rau có hàm lượng kali và magie cao.
Hàm lượng kali trong 100g rau xà lách Iceberg tới 1825mg, gấp 7 lần so với chuối. Bạn chỉ cần tiêu thụ 100g rau này mỗi ngày là có thể đáp ứng 90% nhu cầu kali của cơ thể mỗi ngày.
Ngoài giàu magie và kali, rau xà lách Iceberg còn chứa canxi, sắt, kẽm, flavonoid... có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3 loại thực phẩm giúp cơ thể bổ sung kali
Ngũ cốc: Hạt ngũ cốc rất giàu kali. Ăn 50 - 150g mỗi ngày có thể cung cấp cho cơ thể 150 - 400mg kali.
Khoai: Các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, khoai môn cũng rất giàu kali.
Trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả cũng là một trong những nguồn cung cấp kali chính cho cơ thể. Nên tiêu thụ ít nhất 300g rau và 200g trái cây mỗi ngày và duy trì khẩu phần ăn đa dạng nhất có thể.
5 dấu hiệu cơ thể thiếu kali
BS Gao Mingsong (khoa Nội tiết của Bệnh viện số 1 Vũ Hán) cho biết, kali có ý nghĩa rất lớn đối với nhịp tim, hoạt động thần kinh cơ và chức năng hô hấp.
Khi cơ thể thiếu kali, các vấn đề về chức năng tế bào ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể có thể xảy ra, thậm chí có thể dẫn đến ngừng tim. Trong giai đoạn đầu của tình trạng thiếu kali, các triệu chứng trên cơ thể không rõ ràng và dễ bị mọi người bỏ qua, gồm:
Tay chân yếu
Khi hạ kali máu xảy ra, cơ thể không còn sức lực và tứ chi cảm thấy yếu ớt rõ rệt. Đặc biệt ở những vùng gần thân, các triệu chứng rõ ràng hơn như cảm giác không thể nhấc tay lên, không thể chạm vào tai; Không thể nhấc chân lên, không thể bước đi…
Khó thở
Thiếu kali sẽ khiến các cơ không thể co bóp và thư giãn bình thường, xảy ra hiện tượng co thắt, bao gồm cả các cơ hô hấp, khiến việc thở hàng ngày rất khó khăn.
Chứng loạn nhịp tim
Hàm lượng kali trong cơ thể không đủ sẽ làm tăng tính hưng phấn của cơ tim và giảm độ dẫn điện. Điều đó gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng tim và đe dọa tính mạng.
Triệu chứng hệ tiêu hóa
Thiếu kali dễ gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi, dễ nhầm lẫn với tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Triệu chứng hệ tiết niệu
Thiếu kali cũng có thể dễ dàng gây ra các triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và tiểu đau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận