Rau chân vịt hay còn gọi cải bó xôi, rau bina, là một loại cây thân thảo, họ dền, có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông của Trung Quốc.
Loại rau này có hình trứng đầu nhọn, mặt lá xuất hiện 3 đường gân trông giống như chân vịt, mép lá có hình răng cưa thưa.
Cũng giống như các loại rau ăn lá khác, rau chân vịt cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, chất xơ và một số khoáng chất phong phú nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Ngày nay, rau chân vịt được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Tây Nam Á. Tại Việt Nam, loại rau này được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt và một số tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội,…
Tuy rau chân vịt và rau mồng tơi có nhiều điểm tương đồng. Nhưng đây là hai loại rau hoàn toàn khác nhau. Hình dáng lá rau chân vịt và rau mồng tơi đều có hình hơi dẹt, màu xanh bóng. Thân của 2 cây rau này đều nhẵn nên rất dễ nhầm lẫn.
Hiện nay, rau chân vịt đang có giá dao động khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng/kg (giá cập nhật vào tháng 11/2021). Tuỳ vào từng thời điểm, địa điểm mà giá thành sẽ có sự thay đổi.
Bạn có thể tìm mua loại rau này ở các điểm chợ, cửa hàng thực phẩm, siêu thị hoặc mua online trên các trang thương mại điện tử trên thị trường.
Giống như các loại rau xanh thông thường, rau chân vịt có thể dùng để nấu món luộc, món xào, món canh, ăn sống và làm nước uống như: sinh tố rau chân vịt, rau chân vịt xào tỏi, canh rau chân vịt, salad,... Món nào cũng ngon và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.
Lợi ích ăn rau chân vịt thường xuyên
Giàu các chất vitamin
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, bina có chứa các vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khỏi các bệnh mạn tính và tăng cường sức khỏe của não, tim mạch và mắt.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ba chén rau bina sống cung cấp khoảng 20 calo, ít hơn một gam chất béo, hai gam protein, ba gam carbohydrate và hai gam chất xơ.
Mặc dù có ít calo nhưng rau chân vịt lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. 1/3 cốc cung cấp hơn 300% giá trị trung bình hàng ngày cho vitamin K. Loại rau lá xanh cũng cung cấp hơn 160% và 40% giá trị trung bình hàng ngày cho vitamin A và C, tương ứng.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, vitamin K và A hỗ trợ xương chắc khỏe và vitamin C giúp chữa lành vết thương.
Loại rau này cũng chứa 45% giá trị trung bình hàng ngày đối với folate, một loại vitamin B giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA. Nó cũng cung cấp sắt, magie, kali, canxi và một lượng nhỏ vitamin B.
Tốt cho não bộ
Rau chân vịt là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị suy giảm thần kinh hoặc nhận thức. Rau chân vịt có chứa rất nhiều kali. Đây là một loại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe não bộ, giúp tăng lưu lượng máu lên não, tăng khả năng tập trung và hoạt động thần kinh.
Có thể ngăn ngừa lão hóa
Các chất axit alpha-lipoic có trong rau chân vịt là một chất chống oxy hóa giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin; từ đó làm giảm nhẹ nhiều biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ăn rau chân vịt thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư
Rau chân vịt có nhiều chất dinh dưỡng như folate, tocopherol và chlorophyllin. Đây là những chất dinh dưỡng có trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.
Giúp xương khớp chắc khỏe hơn
Rau chân vịt cung cấp một nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, có lợi cho quá trình tổng hợp canxi của cơ thể và giúp hình thành hệ xương chắc khỏe.
Ăn rau chân vịt giúp cải thiện thị lực
Beta-carotene trong rau chân vịt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngứa mắt, loét giác mạc và khô mắt. Ngoài ra, lutein và zeaxanthin có trong có trong loại rau này cũng là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp đôi mắt ngăn ngừa được những tác động có hại của tia UV lên mắt.
Những lưu ý "vàng" khi ăn rau chân vịt
Rau bina có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ máu. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, rau bina là loại rau có hàm lượng protein cao, ngoài chứa nhiều caroten và sắt, nó còn là nguồn cung cấp vitamin B6, axit folic và kali tuyệt...
Nên chần nước sôi trước khi ăn
Thông tin trên tờ Sohu, rau bina là một trong những loại rau theo mùa trên bàn ăn của mọi người. Trước khi xào rau bina, hãy trụng qua nước sôi, có thể loại bỏ axit oxalic có trong rau bina. Chỉ bằng cách loại bỏ axit oxalic, cơ thể mới có thể hấp thụ canxi trong rau bina. Nếu không, nó không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm giảm dinh dưỡng.
Biết cách ăn cả rễ rau chân vịt để tốt cho sức khỏe
Khi người ta chọn rau bina, họ có thói quen vứt bỏ gốc rau. Trên thực tế, rễ rau bina rất giàu chất dinh dưỡng, chứa cellulose, vitamin và khoáng chất. Ăn rau bina với gừng có tác dụng phòng bệnh tiểu đường
Tuy nhiên, khả năng giảm lượng đường trong máu bằng rau bina là hạn chế và nó thường được sử dụng trong quá trình phòng ngừa tăng đường huyết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận