Ẩm thực

Loại trái cây ăn "bon mồm" nhưng người có đường huyết cao nên tránh xa

30/01/2024, 13:50

Thói quen ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và có thể khiến bệnh thêm trầm trọng. Một số thực phẩm, trái cây ngon và bổ dưỡng lại nằm trong “danh sách đen” mà người có đường huyết cao cần tránh xa.

Cần phải hiểu rằng bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và ngược lại.

Vì vậy, các chuyên gia y tế luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn, xây dựng và duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh.

Loại trái cây ăn

Ngoài việc giảm thiểu các loại thịt đỏ, cá lớn, thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, có cholesterol cao thì bệnh nhân tiểu đường còn được khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi và rau củ.

Tuy nhiên, có 3 loại hoa quả nằm trong “danh sách đen” mà người có đường huyết cao cần tránh xa, đó là:

1. Sầu riêng

Sầu riêng được coi là vua của các loại trái cây bởi hàm lượng calo cực cao, nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Loại trái cây ăn

Tuy nhiên, loại trái cây này có chỉ số đường huyết rất cao, lên tới 70 nên ăn sầu riêng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột. Điều này rất nguy hiểm với người bị tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khi ăn vào, hàm lượng đường huyết sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả thai nhi và cơ thể mẹ.

Những người mắc béo phì, thừa cân cũng không nên ăn sầu riêng trong quá trình mang thai. Nếu vẫn muốn ăn, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và ăn đúng lượng chỉ định.

2. Mía

Mía là một trong những cây trồng chính được sử dụng trong việc sản xuất đường, nó tạo ra 70% đường của thế giới.

Mía chứa khoảng 70 - 75% nước, 10 - 15% chất xơ và 13 -15% đường ở dạng sucrose, tức là giống như đường ăn.

Đúng là mía còn chứa chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid, giúp chống nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch nhưng chỉ số đường huyết, carbs quá cao nên trở thành “đại kỳ” với bệnh nhân tiểu đường.

Loại trái cây ăn

Thực tế cho thấy, chỉ cần một cốc 240ml nước mía với lượng đường là 50g thì lượng đường tương đương sử dụng sẽ là 12 muỗng cà phê.

Con số này nhiều hơn đáng kể so với tổng lượng đường mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị.

3. Thanh long

Cây thanh long thuộc họ xương rồng, nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Trái thanh long có ba loại: vỏ màu hồng đỏ với ruột trắng chiếm đa số, vỏ màu vàng với ruột trắng và loại vỏ màu hồng đỏ với ruột đỏ.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng vị thanh long không ngọt thì chắc là hàm lượng đường không cao.

Thậm chí dân gian còn lưu truyền nhiều lời đồn đại rằng ăn thanh long giúp điều trị tiểu đường, điều này hoàn toàn là sai lầm và không có cơ sở khoa học.

Thực chất chỉ số đường huyết của thanh long khá cao, dao động từ 40 đến 55 giữa các loại.

Loại trái cây ăn

Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thanh long và hãy nhớ là nên ăn quả tươi thay vì sinh tố hay nước ép.

Ngoài ra, thanh long đỏ tuy giàu dinh dưỡng hơn nhưng cũng khiến đường huyết tăng cao hơn nhiều so với thanh long trắng.

Thay vào đó, người tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết cấp nhưng nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như táo, bưởi, đu đủ, đào, kiwi… và ăn nhiều rau xanh hơn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Aboluowang

Loại hoa ngát thơm vườn quê lại là 'thuốc' bảo vệ gan thận, tốt cho timLoại hoa ngát thơm vườn quê lại là "thuốc" bảo vệ gan thận, tốt cho tim

Những loại cây ăn quả quen thuộc như cau, chuối, bưởi không chỉ có ngát thơm khu vườn quê mà hoa của chúng còn là "thuốc quý” đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.