Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa
Thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới luôn đem đến cho mỗi người có những cảm xúc khác nhau. Đây là thời khắc đất trời giao thoa và kết thúc một năm cũ, chào đón một năm mới. Cúng giao thừa ngoài trời còn được coi là tục lệ truyền thống của người dân Việt Nam.
Những phút giây giao thừa thường rất tĩnh lặng và thiêng liêng, cũng là lúc chúng ta rũ bỏ những muộn phiền của năm cũ. Vì thế, nhiều gia đình thường cúng lễ theo phong tục để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Theo như quan niệm dân gian, vào giao thừa, các vị thần bàn giao/tiếp nhận công việc rất nhanh chóng và khẩn trương. Các quan sẽ vội vàng đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của từng gia chủ.
Chính vì thế, vào ngày này, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cần đặt ở giữa sân, nếu gia đình nào không có sân thì có thể đặt ở cửa chính hay trên tầng thượng, chỗ thoáng và sạch sẽ.
Mâm cúng giao thừa đặt theo hướng nào?
Mâm lễ cúng giao thừa được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí của từng gia đình. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, hướng đông là cúng Thiên Tử.
Vì thế, các gia chủ có thể đặt theo hướng nào phù hợp nhất vào vị trí của gia đình mình.
Về việc bày mâm cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn lớn đủ rộng để bày mâm lễ, có thể trải khăn hoặc vải sạch sẽ, sang trọng để nơi cúng lễ đẹp đẽ và bày tỏ được sự tinh tế, trân trọng đối với các vị thần.
Cúng ngoài trời không cần bát hương mà chỉ cần bát gạo để cắm hương và hai ngọn nến cùng với mâm cỗ cúng.
Gia chủ nên chuẩn bị trước văn khấn giao thừa cho buổi lễ được chỉn chu. Bài khấn có nội dung tạ ơn phước lành của chư vị thần linh che chở cho toàn gia trong năm đã qua, cầu xin điềm lành trong năm mới đến.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường có mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, 2 cây đèn hoặc nến, trầu cau, gạo muối, trà, nước (hoặc rượu), quần áo, mũ nón thần linh, một con gà trống luộc, xôi, bánh chưng, mứt, bánh kẹo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận