Theo Bộ Y tế, xuất phát từ thực tiễn, có trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong và trường hợp người bệnh bị mất thẻ mà chưa kịp làm thủ tục cấp lại (hoặc chỉ phát hiện bị mất thẻ tại thời điểm đi khám chữa bệnh) nên chưa được giải quyết quyền lợi BHYT; căn cứ vào điểm c, khoản 2 Điều 31 Luật BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trường hợp người bệnh không xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp chi phí với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng quy định rõ việc đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu cho người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, người tham gia BHYT là người nước ngoài có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau (học sinh, sinh viên, người lao động,...). Tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT, Bộ đã giao Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để hướng dẫn các trường hợp đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ngoài các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến xã để đáp ứng với nhu cầu của người tham gia BHYT và phù hợp với năng lực của cơ sở khám chữa bệnh
Việc xác định cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu (thuộc tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, hay tuyến trung ương) để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT là người nước ngoài do Sở Y tế xác định theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận