Máy bay ném bom B-2 Spirit đang được triển khai tại Trân Châu Cảng, Hawaii để thể hiện sức mạnh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, hãng tin RT cho hay.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đất nước đang chuyển sang thế tấn công trong những căng thẳng thương mại và một số tuyến đường thủy với Washington.
Trung tá Joshua Dorr, người đứng đầu Phi đội ném bom 393 cho biết, quân đội Mỹ đã triển khai 3 máy bay ném bom B-2 Spirit và 200 nhân sự tới Căn cứ quân sự chung Pearl Harbor-Hickam ở Hawaii.
“Chương trình triển quân sự mới đến Hawaii để thế giới thấy rằng B-2 luôn theo dõi 24/7, sẵn sàng bảo vệ đất nước Hoa Kỳ và các nước đồng minh”, ông Dorr khẳng định.
RT cho biết, mặc dù Không quân Mỹ không đề cập rõ ràng đến Trung Quốc hay bất kỳ đối thủ nào khác trong tuyên bố của mình, nhưng họ lưu ý rằng các máy bay ném bom tàng hình, được điều tới Honolulu (tiểu bang thuộc Hawaii) trên cơ sở xoay vòng để hỗ trợ nhiệm vụ của Lực lượng Đặc nhiệm ném bom (BTF) thuộc Bộ chỉ huy Chiến lược. Các máy bay B-2 sẽ sẵn sàng cho thấy khả năng tấn công toàn cầu của lực lượng Mỹ trên khắp các căn cứ quân sự.
“Đặc tính “tàng hình” của B-2 mang lại cho máy bay này khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tinh vi nhất của kẻ thù và gây nguy hiểm cho các mục tiêu”, Không quân Mỹ nhấn mạnh và thêm rằng, đây là lần thứ 2 máy bay B-2 xuất hiện ở Hawaii.
Cũng theo thông báo từ Không quân Mỹ, những máy bay ném bom sẽ thường xuyên bay quanh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để kết hợp với các đối tác quan trọng trong khu vực và duy trì năng lực của phi hành đoàn.
Vào tháng 8/2018, các máy bay B-2 được triển khai lần đầu tại Trân Châu Cảng và đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện cùng các máy bau chiến thuật F-22.
Sự trở lại của B-2 đến Hawaii trùng hợp với việc lắp đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 (IRBM) của Trung Quốc tại cao nguyên và khu vực sa mạc, thuộc vùng Tây Bắc của đất nước.
Với khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 4.000 dặm, tên lửa DF-26, được biết tới với tên gọi khác là “sát thủ tàu sân bay” khiến Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ tại Guam trở thành một mục tiêu tiềm năng của cuộc tấn công của Bắc Kinh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận