Một nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc (ảnh minh họa) |
Theo SCMP, hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch đầy tham vọng trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân thông qua các chương trình phát triển công nghệ các hạt nhân thế hệ 4 an toàn và mạnh hơn.
Trọng tâm đặc biệt là kế hoạch phát triển lò phản ứng muối nóng chảy (Molten salt reactor) quy mô lớn đầu tiên trên thế giới. Công nghệ Molten salt reactor (là loại lò phản ứng phân hạch hạt nhân, trong đó chất làm mát lò phản ứng hạt nhân chính là hỗn hợp muối nóng chảy.
MSR cung cấp nhiều lợi thế so với các nhà máy điện hạt nhân thông thường) có thể tạo ra chất thải phóng xạ ít hơn và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vào năm 2020. Cùng với đó là mục tiêu biến nó thành sản phẩm thương mại trong tương lai gần.
Laurence Leung, một nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm hạt nhân Canada, cho biết thêm rằng, Trung Quốc cũng đang dẫn đầu sự phát triển của một vài mô hình khác, và đang đưa rất nhiều nguồn lực vào phát triển năng lượng hạt nhân thế hệ thứ 4.
Hiện tại, Trung Quốc đang phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân từ Mỹ và Pháp, nhưng hy vọng rằng khoản đầu tư lớn sẽ cho phép nước này thay đổi công nghệ năng lượng hạt nhân.
“Trung Quốc muốn thử nghiệm tất cả các thế hệ thứ tư trước khi tạo bước đột phá”, Leung - giáo sư phụ trợ tại Đại học McMaster ở Canada và Đại học Xian Jiaotong ở Trung Quốc cho hay.
Từ những năm 1950, Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Oak Ridge đã phát minh ra hoạt động của các lò phản ứng sử dụng công nghệ làm mát bằng muối nóng chảy nhưng Hoa Kỳ đã ngừng phát triển chúng trong thập niên 70 của thế kỉ trước khi họ quyết định tập trung vào các lò phản ứng dựa trên nhiêu liệu uranium vì các ứng dụng quân sự của họ.
Về cơ bản, công nghệ Molten salt reactor tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng hơn từ các lò phản ứng hạt nhân hiện có sử dụng uranium, trong khi sản xuất chỉ một phần nghìn lượng chất thải phóng xạ mà các lò phản ứng hạt nhân truyền thống đang sử dụng.
Trọng tâm chính là phát triển các lò phản ứng muối nóng chảy dựa trên thorium - thứ mà các nhà khoa học hy vọng có thể được phát triển để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của thế giới mà không làm gia tăng thêm vào hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời cũng tận dụng được lợi thế của Trung Quốc trong việc sử dụng thorium làm nhiên liệu chủ yếu khi nơi đây có trữ lượng kim loại lớn nhất thế giới.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận