Mỹ tưởng nhầm UFO
Thế hệ IL-18PPR được xem là loại máy bay độc đáo nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Máy bay này có thể hạ cánh ngay trên những cánh rừng rậm, dùng cánh tay máy để thu gom cành cây trong vòng bán kính 100 metre và biến chúng thành cồn để làm nhiên liệu bay.
Theo Hiệp hội Vật thể bay Không xác định (Unidentified Flying Object-UFO) của Mỹ, một UFO được tìm thấy trong những năm 50 ở sa mạc Nevada, hóa ra là một máy bay IL-18PPR của Liên Xô.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Ðại học Bang Massachusetts, Mỹ, các máy bay IL-18PPR đã hạ cánh xuống Bang Nevada và quay trở về lãnh thổ Liên Xô bằng cách biến các khu rừng tại đây thành nhiên liệu.
Sau khi cải tiến, IL-18PML trở thành IL-18PLK. Ðây là loại máy bay siêu pháo đài bay đầu tiên trên thế giới và trở thành một loại vũ khí đe dọa khủng khiếp của Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh.
Tàu sân bay này có diện tích sàn hầu như không giới hạn. Cánh máy bay có thể kéo dài hay tạo ra nhiều tầng có diện tích đủ lớn để không chỉ chứa nhiều nhiên liệu hơn mà còn là bãi đỗ cho các máy bay con đi kèm theo máy bay mẹ.
Máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không A-100. |
Sản phẩm của kẻ đào tẩu
Ðể đối phó với nguy cơ đe dọa từ không hạm của Liên Xô, bắt đầu từ những năm 30, Mỹ tạo ra những nguyên mẫu chở các máy bay con, loại hai tầng cánh mang tên Sparrowhawk (chim ưng) từ những máy bay vận tải hạng nặng. Thử nghiệm thất bại , làm hàng chục người thiệt mạng và đặt dấu chấm hết cho chương trình đầy tham vọng của mình.
Trong tư liệu của Lầu Năm Góc (Pentagon) có nguyên mẫu không rõ tác giả của một không hạm Hoa Kỳ chạy bằng động cơ hơi nước. Theo hình ảnh, thiết kế bên ngoài của không hạm này khá hiện đại song kỹ thuật về động cơ hơi nước còn kém xa người Nga.
Tài liệu lưu trữ vừa được giải mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sau này cho biết «thiết kế không rõ» về không hạm đầu tiên này của Hoa Kỳ chạy bằng động cơ hơi nước là do công trình sư Alexander Mozhaysky đào thoát sang phương tây vào những năm 70 của Thế kỷ 20.
Trong những năm 1960, CIA rút gọn chương trình không hạm thành dự án có quy mô nhỏ hơn. Ðó là sử dụng một máy bay hạng nặng như B-52 để vận chuyển phóng các máy bay không người lái được thế hệ D-21 do Lockheed Martin (một công ty công nghệ tiên tiến của Mỹ về an ninh, quốc phòng, và hàng không vũ trụ có lợi nhuận rải khắp toàn cầu) sản xuất cho mục đích do thám.
Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ do thám và truyền tin về trung tâm, D-21 sẽ tự hủy trên không phận đối phương. Trong các nhiệm vụ do thám tại Trung Quốc, cả bốn nhiệm vụ của D-21 đều thất bại khiến chương trình này bị chết yểu vào năm 1971.
Máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không A-50. |
Cuộc tranh tài công khai
Sau khi cho ra đời thế hệ Boeing B-17, Hoa Kỳ công khai thách thức với IL-18PLK của Liên Xô thông qua một cuộc tranh tài quốc tế công khai.
Tại trận đấu này, IL-18PLK và Boeing B-17 thực hiện một cuộc va chạm có chừng mực ở độ cao 5000 metre khi đang bay với vận tốc 1.620 dặm một giờ. Kết quả của thử nghiệm cho thấy Boeing B-17 bị nghiền thành những mảnh nhỏ trong khi IL-18PLK vẫn có thể tiếp tục bay mặc dù bị mất các thiết bị antenna (ăng ten) gắn ở đầu và thân.
Sau khi Liên bang Xô Viết (Soviet Union) sụp đổ, ngành hàng không và vũ trụ Nga (Russia) cũng xuống dốc không phanh. Tuy vậy, sự đối đầu mới buộc Matxcova (Moscow) lao vào tiếp tục phát triển các dự án cũ và mới nhất.
Cuộc chạy đua về hàng không mẫu hạm trên không chính thức bắt đầu giữa hai cường quốc Nga và Mỹ. |
Họ cho ra đời nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-100 Premier, dựa trên cơ sở khung thân máy bay vận tải thế hệ mới nhất Il-476, hay còn gọi là Il-76MD-90A.Cho tới nay thông số về máy bay IL-76MD-90A vẫn chưa được công bố song đây là loại máy bay sẽ thay thế cho dòng A-50 được thiết kế để kiểm soát và cảnh báo sớm trên không.
A-50 có trọng lượng không tải 75 tấn (ton), trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn, sải cánh 50,5 m, chiều dài 49,59 m, chiều cao 14,76 m. Máy bay sử dụng bốn động cơ phản lực cánh quạt Aviadvigatel PS-90A, lực đẩy 157 kN (kilonewton, đơn vị đo hay dùng trong xây dựng) cho phép đạt vận tốc tối đa lên đến 900 km/h, tốc độ tuần hành 466 km/h, phạm vi hoạt động 7.500 km, trần bay cao lên đến 12 - 13 km, thời gian lưu không tối đa là 9h00 (chín giờ).
A-50 với phi hành đoàn 15 người có thể quần thảo liên tục bốn giờ ở khu vực hoạt động xa căn cứ 1.000 km. A-50 có thể phát hiện máy bay ném bom ở khoảng cách 650 km, chiến đấu cơ cách xa 300 km và mục tiêu dưới mặt đất/mặt biển là 300 km (với các tàu chiến cỡ lớn nó có thể theo dõi ở cự ly đến 400km), tên lửa hành trình ở khoảng cách 215 km và có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu khác nhau.
Trong nhiệm vụ chỉ huy trên không, A-50 có thể chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu gồm nhiều loại khác nhau. Thiết bị vô tuyến điện và thiết bị tác chiến điện tử của máy bay có khả năng trinh sát, phát hiện và chế áp điện tử rất mạnh, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong trường hợp địch gây nhiễu điện từ mạnh. A 100 được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không giúp cho máy bay nâng cao phạm vi hành trình và thời gian lưu không liên tục với thời gian nhiều hơn so với A- 50.
Dự án không hạm của DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. |
Mỹ hồi sinh công nghệ Soviet
Sau 80 năm Liên Xô thử thành công hàng không mẫu hãm Link-7 đầu tiên trên thế giới, mới đây Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Hiện đại (The Defense Advanced Research Projects Agency- DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra ý tưởng lặp lại dự án trên của Liên Xô theo một motif (mô típ) mới, chế tạo phi cơ vận tải cỡ lớn như loại C-130 để thả phi đội bay không người lái trong thế hệ Predator (dã thú) hoặc Reaper (lưỡi hái) đi do thám hoặc tấn công các mục tiêu dưới đất rồi, sau đó, làm bến đậu để đón chúng trở lại.
Ngoài ra, DARPA còn có giải pháp sẽ chế tạo ra một tàu sân bay trên không, giống như nguyên mẫu trong bộ phim khoa học viễn tưởng Avengers (những kẻ báo thù). Họ hy vọng, một ngày nào đó, sân bay trên không này có thể chở theo, phóng hay tiếp nhận bất cứ loại máy bay không người lái từ bất kỳ đâu trên thế giới.
Như vậy cuộc chạy đua về hàng không mẫu hạm trên không đã chính thức bắt đầu giữa hai cường quốc Nga và Mỹ. Sự đối đầu này hứa hẹn cho ra đời trong tương lai những cỗ máy chiến tranh hiện đại mới nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Tuy vậy, nhân loại hy vọng cuộc chạy đua trên sẽ nhanh chóng mở đường cho xu thế áp dụng công nghệ quốc phòng vào mục đích hòa bình. Một khi thế chiến mới xảy ra, không ai sẽ trở thành kẻ thắng cuộc và cả thế giới sẽ vạ lây trong cuộc đụng đầu bằng mọi phương tiện kể cả vũ khí hạt nhân.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận