Ông Vũ Quý Phàn, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ GTVT nói như vậy trong buổi làm việc của đoàn công tác Bộ GTVT với trường Cao đằng nghề GTVT TW2 (An Dương, Hải Phòng) về công tác tổ chức Đảng, công tác xã hội hóa đào tạo sáng nay 24/4.
Ông Phàn nhấn mạnh cho rằng người đứng đầu đơn vị đóng vài trò chủ đạo, phải tạo được sự đoàn kết, nhất trí trong đội ngũ cán bộ để phát triển đơn vị sau cổ phần. Bên cạnh đó, đơn vị cần phải chủ động tìm các đối tác liên kết đào tạo, thoát ly gánh nặng bao cấp của nhà nước.
Trường cao đẳng nghề GTVT TW II được thành lập đến nay tròn 70 năm. Đây là một trong những cơ sở đào tạo cán bộ ngành đóng tàu đầu tiên cả nước. Hầu hết các cán bộ chủ chốt ngành đóng tàu của Việt Nam đều được đào tạo từ đây. Hiện, đội ngũ công nhân hàn ở đây được đào tạo tay nghề cao từ 1G đến 6G (hàn công nghệ cao). Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của nhà trường hiện cũng được đầu tư hiện đại.
Đào tạo kỹ sư đóng tàu vẫn là thế mạnh của nhà trường |
Hiện nay trường có năng lực đào tạo khoảng 5.000 học sinh, sinh viên hệ chính quy và 2.000 hệ không chính quy ở trong và ngoài trường với 8 chuyên ngành cao đẳng và 3 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp, 10 chuyên ngành trung cấp nghề. Trường có năng lực đóng tàu đến 4.000 tấn.
Những năm gần đây tốc độ phát triển các trường đại học, các trường đào tạo nghề, các trung tâm đào tạo phát triển “nóng” dẫn đến khủng hoảng thừa. Công tác đào tạo của nhà trường cũng bị ảnh hưởng, nhất là giai đoạn suy thoái của ngành công nghiệp đóng tàu. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đóng tàu “đặt hàng” đầu ra nhưng học viên chọn ngành này rất ít. Hiện trường có hơn 200 cán bộ, giáo viên nhưng thu nhập bình quân chỉ đạt 3,8 triệu đồng/người/tháng.
Trong chiến lược giai đoạn 2015 – 2020 tầm nhìn 2030, Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 được xác định là 1 trong 40 trường chất lượng cao được Chính phủ phê duyệt. Do đó, đổi mới mô hình hoạt động của trường luôn được Bộ GTVT quan tâm.
Trung tâm đào tạo - sát hạch lái xe, mô hình xã hội hóa đầu tiên |
Ông Hoàng Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngày từ năm 2008, trường đã thực hiện mô hình xã hội hóa Trung tâm đào tạo - sát hạch lái xe. Đây là mô hình xã hội hóa đầu tiên của ngành GTVT. Hiện nay trên địa bàn Hải Phòng có 9 trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe nhưng đây vẫn là một trong những trung tâm có uy tín và chất lượng hàng đầu.
Đoàn công tác của Bộ GTVT cũng lưu ý nhà trường cần linh hoạt trong công tác xã hội hóa các hoạt động đào tạo. Việc xã hội hóa phải gắn với vai trò chỉ đạo, điều hành của nhà trường. Để phát huy truyền thống của trường, của ngành GTVT nhà trường cần chủ động đổi mới trong mô hình CPH, ổn định tư tưởng cán bộ, giáo viên và tăng cường sự đoàn kết trong bộ máy.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận