Cơm từ lâu đã trở thành linh hồn trong mỗi bữa ăn của người Việt, không chỉ là món ăn giúp “chắc bụng” mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Đa số các bà mẹ Việt khi nấu cơm đều có thói quen sử dụng nước lạnh, hoặc làm theo cách "gia truyền" do người trên chỉ lại chứ không theo phương pháp khoa học nào.
Nhiều người mặc định cho rằng cơm dẻo và thơm ngon là nhờ vào bàn tay khéo léo thêm nước hoặc canh lửa của người nấu chứ không liên quan đến nước sôi hay nước lạnh.
Nên nấu cơm cách nào để giữ được dưỡng chất và vitamin luôn là băn khoăn của nhiều người nội trợ.
Nên nấu cơm bằng nước lạnh hay nước sôi?
Nhiều người nội trợ lại cho rằng nước lạnh sẽ giúp gạo chín từ từ, còn việc sử dụng nước sôi khiến gạo chín không đều. Bởi vậy nước lạnh luôn là sự ưu tiên của các bà nội trợ Việt.
Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn, dù bạn đang sử dụng bếp điện, bếp củi hay bếp ga.
Nước sôi khiến gạo nhanh chín và dẻo hơn, việc này vừa giúp rút ngắn thời gian vào bếp vừa làm gạo chín đều và giữ lại chất dinh dưỡng có trong gạo.
Ngược lại khi nấu cơm bằng nước lạnh sẽ làm hạt gạo trương lên và làm chất dinh dưỡng bị hòa tan từ từ vào trong nước.
Trong khi đó, nấu cơm bằng nước nóng giúp hạt gạo tạo thành một lớp bảo vệ ngăn hạt gạo bị vỡ nát và giữ lại tất các chất dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nấu cơm bằng nước sôi và đậy vung sẽ tránh để gạo tiếp xúc với không khí và giữ lại hơn 30% vitamin B1 so với việc nấu cơm bằng nước lạnh.
Theo chuyên gia dinh dưỡng nấu cơm bằng nước sôi và đậy vung giữ lại hơn 30% vitamin B1 so với việc nấu cơm bằng nước lạnh.
Mỗi bữa ăn bao nhiêu cơm là đủ?
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường.
Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.
Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc đái tháo đường…
Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Cách nào giữ cơm lâu hỏng, không thiu?
Thời tiết nắng nóng như hiện nay khiến thức ăn dễ bị hỏng, đặc biệt là cơm. Thời đại tân tiến, chị em có thể dễ dàng tìm các mẹo vặt trong nấu nướng, nhưng cách dùng giấm và muối để giúp cơm giữ được lâu hơn không phải ai cũng biết.
Cách này rất đơn giản chỉ cần thêm một ít muối vào nồi lúc vo gạo, vừa giúp diệt khuẩn, đào thải độc tố có trong gạo, lại vừa giữ được lâu hơn.
Sau khi vo gạo xong, cho thêm nước vào với lượng vừa đủ, tiếp theo cho một nhúm muối nhỏ vào nồi rồi mới cắm điện. Chỉ bằng một thao tác rất nhỏ như vậy cơm không chỉ ngon hơn mà còn lâu thiu nữa.
Thêm một ít muối lúc vo gạo, vừa giúp diệt khuẩn, đào thải độc tố có trong gạo, lại vừa giữ được lâu hơn.
Một lưu ý nhỏ cho chị em lúc vo gạo tránh vo quá lâu hay cho quá nhiều muối vì dễ làm mất chất dinh dưỡng có trong gạo.
Cũng tương tự như đã làm với muối, sau khi đã cho gạo và lượng nước thích hợp vào nồi, sau đó thêm vào một thìa cà phê giấm, hoặc theo công thức 1.5 kg gạo với 2ml giấm.
Tiếp đến mới bấm nút hoạt động, cơm chín không chỉ trắng và thơm hơn mà giữ lại cả ngày vẫn không bị ôi thiu. Lưu ý đừng cho quá nhiều giấm vì sẽ khiến cơm bị chua, không ngon.
Bí kíp tuy nhỏ nhưng vô cùng hữu ích.
Ngoài ra để hạn chế cơm không bị thiu bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Phải đảm bảo vệ sinh thật sạch cả nắp và nồi trước khi nấu cơm. Tránh sử dụng lại nồi đã sử dụng từ hôm trước vì như vậy cơm sẽ rất nhanh thiu và còn tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Cơm còn thừa khi cho vào bảo quản trong tủ lạnh, phải để cho thật nguội sau đó cho vào hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ lạnh.
Khi mang đi bảo quản tránh để các món ăn khác trộn lẫn vào cơm.
Nắm được phương pháp nấu nướng, người nội trợ đảm bảo dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình.
Đây là 2 phương pháp nấu cơm tuy đơn giản nhưng sẽ giữ được cơm lâu hơn trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên còn rất nhiều phương pháp để nấu cơm ngon và giữ được dinh dưỡng khác mà chị em vẫn không hề hay biết.
Với những gợi ý trên đây chắc có lẽ những người nội trợ đã trang bị cho mình phương pháp nấu cơm ngon, giữ được vitamin và lâu thiu hơn!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận